Tư liệu nghiên cứu
Bia: HOA LÂM TAM BẢO THỊ - Một tư liệu hiếm về bút tích cuả cụ Đồng Nhân Phái
Cập nhật: Thứ hai, 1/4/2019 | 9:36:04 Sáng
 

BLL Họ Đồng VN đến thăm nhà thờ họ Đồng thôn Thiết Úng, xã Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội năm 2015. Một trong 3 nhà thờ họ Đồng đươc xây dựng lâu đời nhất trong các nhà họ họ Đồng của Việt Nam. Nhà thờ đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp thành phố.

NỘI DUNG VĂN BIA

Trùng san bia chợ Tam Bảo ở Hoa Lâm

   Từ khi có trời đất đã có khu chợ này. Khu chợ thuộc hàng cổ tích mang tên Hoa Lâm này nằm trên quê hương nổi tiếng của ông bà nội Thánh Thiện của triều nhà Lý trước đây. Lăng miếu của bố và mẹ ngài tại phía đông chợ. Chùa Trinh tiết nằm ở phía tây chợ. Chợ nằm giữa chợ và miếu nên dân quê tôn phụng được linh ứng ngầm giúp. Đúng là chỗ tốt đẹp hàng đầu vậy. Cũng bởi từ xưa, kể cả những ngày họp chợ mỗi tháng 6 phiên cho chí mồng một ngày rằm người ta cúng dàng chốn dấu xưa hiển tích đó, cho nên chợ mới được gọi tên lành là chợ Tam Bảo. Lần lữa lâu ngày, trải năm trải tháng càng lâu nên mới hư hại, cần trùng tu đặng cho được như ban đầu vậy. Ăt là phải nhờ vào từ người lương thiện cho đến quan quyền lớn, tuổi thọ cao đều có thể họp lại. Lúc này tứ phương phẳng lặng, muôn điều thiện cùng vui. Liền kính nhờ ngài Chưởng giám Tổng thái giám Đô đốc đồng tri Duệ Quận công, vốn quản phủ Từ Sơn, huyện Đông Ngàn; các quan viên Đỗ Văn Bảng, Đỗ Đình Luận, Nguyễn Chân Giản, Nguyễn Văn Quảng, Trịnh Tri Trị, Nguyễn Văn Căn, Tướng thần Nguyễn Quang Nhân, Xã trưởng Hoàng Xuân Vi, Thôn trưởng Nguyễn Tuấn Vinh, các ông Hoàng Văn Đạt, Đỗ Văn Hạc, Đỗ Công Tri. Nguyễn Thu Vi, Nguyễn Văn Cơ, Hoàng Văn Quảng, Vương Văn Do, Đỗ Văn Kỷ, cùng các tín sãi Nguyễn Văn Việt tự Phúc Nhẫn, Nguyễn Văn Tốt tự Phúc Hà, Nguyễn Văn Tú tự Phúc Đạo, xã Hoa Lâm thân lại vì bản xã mở rộng chợ Tam Bảo lịch sử và xin cúng tế tam bảo theo lệ cũ như người xưa đã làm. Lúc ấy lại được các ngài Tán thị Thừa chánh sứ ti Tham chính Thụy nam Lê Đức Vọng cùng Tri phủ bá phủ Thọ Lộc nam Nguyễn Hoằng Liêm, Tri huyện bản huyện Trịnh Ngọc Liễn, huyện Tuấn ngạn tử Nguyễn Ngọc Ngô cùng nha môn quan lại lần lượt theo đó chuẩn phê mà cho sửa chợ Tam Bảo như xưa, cũng như hữu thừa ti Cai lại Nguyễn Khắc Sĩ tỏ lòng kính lễ cũng như miễn trừ cho những sãi vãi ở chợ hàng năm ngày sóc vọng đốt hương cúng dâng tam bao để báo nguyện.
 
Trên chúc nước nhà thánh đế minh vương vạn thọ vô cương.
 Dưới chúc thiên hạ thái bình vạn năm lâu dài, cho chí thần liêu trong ngoài cùng xã dân sãi vãi thiện nam tín nữ tất cả quả phật thiện duyên dến chốn  xuân đài thọ vực, vạn linh bảo hộ tam bảo chứng minh, ngày 19 tháng 4 năm Bính Thân, thời lành dựng đá làm bia, khắc ghi đã thành, dựng lên giữa chợ, để lại lâu dài, tên ghi trên đá, đời sau được biết, truyền mãi bia này.
   Minh rằng:
Huyện tên Đông Ngàn,
Xã gọi Hoa Lâm,
Tam Bảo chợ cũ,
Đảo Sơn án Bắc,
Đức Giang ôm Nam,
Tây chùa rất kính
Đông miếu rất thiêng,
Làm theo nếp cũ,
Chỉ một lòng thành,
Làm thiện được phúc,
Chứng giám  rõ ràng,
Công ấy đức ấy,
Vạn đời bia minh.

Ngày tốt tháng 4 năm Thịnh Đức thứ tư.
  
Tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Thìn, đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu, Tán trị thừa Chánh sứ Ty Tán trị thừa chánh sứ các xứ Sơn Tây, tước Lai Xuyên bá trí sĩ Đồng Chuyết Phu soạn

Chú giải:
    Tấm bia khẳng định;
1. Hoa Lâm là vùng danh hương quê của ông nội bà nội Lý Công Uẩn.
2. Thụy hiệu của ông nội bà nội Lý Công Uẩn là Thánh Thiện.
3. Lăng miếu của cha mẹ Lý Công Uẩn là ở đây, nằm ở mé Đông chợ Hoa Lâm cũng là phía Đông của chùa Trinh Tiết, Bắc là Tam Đảo – Sóc Sơn, Nam là sông Đuống

    Tấm bia được soạn bởi những người có học vị và tước vị, đều đã và đang thuộc bộ máy quan phương của triều đình phong kiến lúc bấy giờ, họ chứng kiến thực tế và có tri thức sử học. Hơn nữa, chắc chắn họ có sự đồng thuận của nhiều tri thức khác khi tham gia trùng tu chợ Hoa Lâm lúc đó. Người soạn là Đồng Nhân Phái(1581 - ... ), người xã Thiết Úng, huyện Đông Ngàn, nay là thôn Thiết Úng, xã Vân Hà huyện Đông Anh Hà Nội sau ông đổi tên thành Đồng Chính Phái. Năm 48 tuổi đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa thi Mậu Thìn niên hiệu Vĩnh Tộ 10 (1628) đời Lê Thần Tông. Làm quan đến chức Công bộ Hữu Thị lang. Được về chí sĩ. Khi mất được thăng Thượng thư (theo Các nhà khoa bảng Việt Nam, bia số 32 Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Mậu Thìn niên hiệu Vĩnh Tộ 10)
  Đồng liêu: Dương Hạo, Hồ Sĩ Dương, Đặng Công Chất, Nguyễn Công Bích, Bùi Đình Viên, Đào Công Chính, Nguyễn Công Bật.... đến Lê Hy trong đời Lê Thần Tông là Hữu Thị lang Bộ Công gắn với việc trùng tu di tích./.

Theo Tạp chí Xưa và Nay số 338 tháng 9/2011

   Các tin khác
   Tin mới
   Bài đọc nhiều nhất
BAN BIÊN TẬP:
Trưởng Ban liên lạc: GS. TS. Trung tướng Đồng Minh Tại
- Nguyên Giám đốc Học viện Hậu cần - Bộ Quốc phòng
Phó Ban liên lạc TT: PGS.TS. Trung tướng Đồng Đại Lộc
- P. Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an
Tổng thư ký BLL: TS. Nhà báo Đồng Xuân Thụ
- Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường Đô thị Việt Nam
Trưởng ban Tuyên truyền: Nhà báo Đồng Mạnh Hùng
- Tổng biên tập Báo tiếng nói Việt Nam
Trưởng Ban tư liệu tộc phả: TS. Đồng Xuân Thành
P. Trưởng ban tư liệu tộc phả: Đồng Thị Hồng Hoàn
Quản trị trang điện tử: Đồng Khánh Toàn
     
NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG:
TS. Nhà báo Đồng Xuân Thụ - Tổng thư ký BLL                    Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường Đô thị Việt Nam
Địa chỉ: 1401B, Cao ốc M3+M4, Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội
Điện thoại: 0913.220.939 - 097.4488.399 - Fax: 04.6266 1991
Email: hodongvietnam@gmail.com
Group Dòng họ Đồng Việt Nam trên Facebook: https://www.facebook.com/groups/Hodongvietnam/
ictgroup.vn