Xã hội Việt Nam cuối triều Tiền Lê


Họ Đồng thôn Cầu Cả được định cư vào thời nhà Lê, di dời từ họ Đồng gốc xã Phù Lưu, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Đến năm 1989, họ Đồng Cầu Cả đã có giao lưu đầu tiên với họ Đồng tỉnh Thanh Hóa và có sự thống nhất cụ Tổ xa xưa chung là cụ Đồng Như Hồng như gia phả họ Đồng Cầu Cả đã ghi nhận. Trên bài vị thờ cụ tổ Đồng Như Hồng ở Thanh Hóa có ghi:


鸿

Khởi tổ khảo nguyên Tiền Lê Triều quận công Đồng Như Hồng đại tướng quân linh vị”

Tạm dịch: Linh vị thờ cụ Đồng Như Hồng quận công Đại Tướng Quân Triều Tiền Lê.

Theo Việt Nam Sử lược của tác giả Trần Trọng Kim, triều Tiền Lê được tính từ năm (1428-1527) tổng 100 năm Nhà Lê thái bình đất nước ta độc lập. Cũng vào năm cuối 1527 triều đại nhà Lê bị Mạc Đăng Dung cướp ngôi thành lập triều đại nhà Mạc, xã hội Việt Nam tồn tại 2 triều đại, sử sách gọi là Nam Triều của nhà Lê, Bắc Triều của nhà Mạc. Do vậy nhà Hậu Lê được tính từ năm (1533-1788). Xã hội Việt Nam phân chia 2 thế lực chống đối nhau một mất một còn dân tình sống trong cảnh binh đao loạn lạc. Vào năm 1592, nhà Mạc bị tiêu diệt, nhà Lê toàn thắng thống nhất đất nước cho đến năm 1600.


Về họ Đồng ở thôn Cầu Cả, Cổ Loa, Đông Anh


Gia phả họ Đồng ở Cầu Cả có viết cụ Đồng Như Hồng về già nghỉ hưu dạy trẻ, học trò cả 100 người nhưng khi cụ mất đi những thế hệ về sau … cháu chắt không được trừ phu dịch. Giữa lúc chiến tranh Lê - Mạc, cụ Đồng Đăng Thịnh được gọi nhập ngũ.


Ông cho rằng mình con nhà danh giá, lấy làm xấu hổ phải làm 1 tên lính quèn. Ông đã bàn với em và con Đồng Quang Lạc, ông ra đi”.


Từ đó cụ Đồng Quang Thịnh bỏ quê tìm đường đi Thăng Long, cụ đi tiếp sau được một người đón cụ về thôn Cầu Cả, xã Uy Nỗ Thượng, Tổng Xuân Canh, Phủ Đông Ngàn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh để dạy trẻ. Tại đây cụ trở thành quê hương thứ 2 và con cháu hậu duệ thành họ Đồng cho đến ngày nay.


Thôn Cầu Cả hiện nay thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP.Hà Nội. Địa phương có lễ hội rước kiệu tế lễ đền thờ An Dương Vương vào ngày 6/1 âm lịch hàng năm. Dòng họ Đồng ở đây đã có nhiều đóng góp, xây dựng phong tục tập quán địa phương ngày thêm tốt đẹp.


Từ xa xưa dòng họ cùng cư dân địa phương đã góp công góp của để xây dựng nên ngôi đình làng khang trang và ngôi đền thờ “Công Chúa Mỵ Châu”. Ngoài việc đóng góp xây dựng chung, họ Đồng còn cúng tiến cột Cái Đình và vì kèo bằng gỗ lim.


Năm 2011, Đình làng được đại tu nhưng cột cái và vì kéo vẫn được giữ nguyên. Họ Đồng còn cúng tiến hoành phi, câu đối làm đồ thờ trong đình.


Truyền thống giáo dục tốt, từ khi họ Đồng lập nghiệp tại thôn Cầu Cả thời phong kiến đời nào cũng có thày đồ dạy học và thày lang bốc thuốc. Ở Cầu Cả đến đời thứ 4 có cụ Đồng Đạo Học ứng thi thời nhà Lê đỗ Tú Tài (sinh đồ) nhận chức Huấn Đạo tại huyện An Dũng, tỉnh Bắc Ninh (nay là huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang).

                   黎朝郡公明德也远矣

                   安勇训導继嗣其皇之

                   Lê triều quận công, minh đức dã viên hỹ.

                   An Dũng huấn đạo, kế tự kỳ hoàng chí.

Tạm dịch:    Quận công Lê Triều, đức sáng vang xa đó.

                   Huấn đạo Yên Dũng, nối dõi sự lớn lao.


Trong kháng chiến chống Pháp, họ Đồng ở đây có 1 Liệt sĩ; Kháng chiến chống Mỹ có 4 Liệt sĩ.


Họ Đồng ở Cầu Cả, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh luôn giữ gìn nền nếp văn hóa, động viên con cháu học hành, cùng nhau chăm lo cuộc sống, đoàn kết xây dựng quê hương ngày tốt đẹp hơn. Tiêu biểu như: Nhà giáo Đồng Đạo Tuyết, nguyên Giảng viên chính Khoa công trình Trường Đại học Thủy Lợi; PGS.TS Đồng Kim Hạnh, Giảng viên Trường Đại học Thủy Lợi; TS. Đồng Đạo Dũng, hiện là Giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam; TS. Đồng Thị Phương...


Các thế hệ từ sau năm 1975, họ Đồng ở đây có nhiều kĩ sư, bác sĩ, thạc sĩ kỹ thuật và nhiều giáo viên Tiểu học cơ sở, Trung học phổ thông, giáo viên dạy nghề. Dòng họ hiện có nhiều người đang học tập ,làm việc sinh sống ở nước ngoài, cùng hòa nhập với sự đổi mới ngày càng phát triển của đất nước.


Họ Đồng ở Cầu Cả tính từ cụ Tổ khởi nghiệp Đồng Đăng Thịnh đến nay đã được 15 thế hệ, có 4 chi và 381 suất đinh. Ngày giỗ tổ 04/2 âm lịch.


Cuốn gia phả bằng chữ Hán của dòng họ đã được các cụ sao lại nhiều lần, gần nhất vào ngày 4/2 năm Giáp Ngọ (6/3/1954). Họ Đồng Cầu Cả đã có giao lưu tìm về nguồn cội Quảng Xương Thanh Hóa các dữ liệu gia phả làm căn cứ đã được trao đổi sáng tỏ.


Nhà giáo Đồng Đạo Tuyết

Nguyên Giảng viên chính Khoa Công trình, Trường Đại học Thủy Lợi