Theo gia phả cổ nhất ở đây vẫn còn lưu tại nhà thờ họ Đồng, họ Đồng trước khi về Thiết Úng, Đông Anh là xuất từ vùng đất Tư Nông (thuộc tỉnh Thái Nguyên ngày nay): An cư lạc nghiệp tại nơi đây nhiều đời sau đó mới di chuyển dần về các vùng Đồng Bằng phía Bắc Việt Nam gọi là đồng bằng Bắc Bộ rồi phát triển xuống Trung Bộ, rồi Nam Bộ.

Cụ tổ khởi nghiệp đầu tiên của họ Đồng tại vùng đất Tư Nông là cụ Đồng Chính Phái. Cụ nói rằng họ Đồng đã sinh sống hơn 7 đời ở đất Tư Nông (theo gia phả gốc của Phả tộc họ Đồng - Bản tiếng Trung viết trên nền giấy dó). Nếu tính từ đời cụ Đồng Chính Phái là đời thứ 8, cụ về đất Đông Ngàn (nay là thôn Thiết Úng, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội).

Đến đời thứ 12: Ở đất Đông Ngàn xuất hiện một danh nhân nổi tiếng của họ Đồng, đó là cụ Đồng Nhân Phái. Cụ sinh năm Canh Thìn 1580, đỗ Tiến sĩ Đệ nhị Giáp năm 1628. Khi đó 48 tuổi, cụ giữ nhiều chức ở triều đình Hậu Lê cho đến chức thượng thư. Tại nhà thờ họ Đồng bức hoành phi lớn trang trọng với 4 chữ sơn son thiếp vàng: “Lê Triều Tiến Sĩ” đã có cách đây gần 400 năm.

Điều đặc biệt cổ kính, vô giá đó là chiếc Đòn Võng, chiếc đòn này khi cụ vinh quy bái tổ về quê quân lính phải thay nhau khiêng võng cụ từ Kinh thành Thăng Long cờ mở trống dong khiêng cụ về bái tổ.

Cụ đỗ Tiến sĩ triều Lê năm 1628 được triều đình bổ nhiệm giữ chức Hiệu Lý Viện Hàn Lâm, năm 1629 được thăng chức: Hiến sát xứ Hải Dương. Cụ phụng chỉ nhà vua làm việc ở Hải Dương và xây dựng thêm một Điền trang lớn trên vùng đất bồi tại thôn Phù Tải, xã Kim Đính, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Cụ có lấy vợ bé người họ Lê, người xã An Phú, huyện Đường Hào, Hải Dương, sinh được người con trai là Đồng Chính Hải sinh năm Quý Dậu 1633

Cụ Đồng Chính Hải là cụ Tổ đầu tiên của họ Đồng được sinh ra trên mảnh đất Kim Thành, Hải Dương, những năm kháng chiến chống Mỹ họ Đồng chính gốc ở Thiết Úng, xã Vân Hà huyện Đông Anh đã chủ động mời họ Đồng ở Hải Dương hai bên đã bàn bạc nội dung hợp nhất có nghĩa là con đã tìm được cội nguồn. Tại Hải Dương chi này hàng năm chỉ có 1 ngày giỗ Tổ Mẫu.

Tổ Mẫu của cụ Thượng thư họ Đồng quê ở thôn Thiết Úng, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội có người con trưởng là Đồng Văn Viện, sau này nhánh họ Đồng của cụ Đồng Văn Viện phát triển vùng ven biển thuộc xã Hải Lăng, huyện Đại An, xứ Sơn Nam Đại An thời Hậu Lê. Nhánh họ Đồng của cụ Đồng Văn Viện di cư về ở Nam Định vùng Hải Lăng gồm mấy xã thuộc miền Thượng Nghĩa Hưng, Trực Ninh ngày nay như Nghĩa Thái, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Châu, Trực Khang. Tổ tiên của họ Đồng ở Nghĩa Hưng còn truyền lại rằng: Trước khi về Hải Lăng người họ Đồng đã từng sinh sống ở vùng núi Gôi - Nay thuộc huyện Vụ Bản, Nam Định.

Họ Đồng ở Thiết Úng hiện nay có khoảng gần 200 nhân khẩu, với hơn 100 suất đinh. Họ Đồng ở đây hiện nay sinh sống chủ yếu bằng nghề dịch vụ, thương mại, thủ công mỹ nghệ.

Nhà thờ họ Đồng ở Thiết Úng, Đông Anh hiện nay đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố. Ngày giỗ cụ tổ họ Đồng: Ngày 18/11 âm lịch (Tổ phụ); Ngày 2/5 âm lịch (Tổ mẫu).

Đồng Thế Hiển

Trưởng tộc