Nhà nghiên cứu phê bình Đồng Ngọc Hoa

Sinh năm 1947 Quê Lạc Chính, xã Trực Khang, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Nguyên sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam nghỉ hưu. Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nam Định. Hội viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.

Khen thưởng:

- Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng Ba.

- Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba.

- Giải thưởng Báo chí Trung ương. Tác phẩm:

- Lịch sử Phật giáo huyện Trực Ninh (NXB Văn hóa Thông tin, 2009).

- Ngôi chùa bên dòng sông (Nxb. Văn hóa Thông tin, 2011).

- Trạng Nguyên Đào Sư Tích (Đồng tác giả - Nxb. Văn hóa Thông tin, 2010).

- Chúng tôi là bộ đội Cụ Hồ (In chung – Nxb. Quân đội nhân dân, 2006).

- Dấu ấn thời gian (In chung – Hội VHNT Nam Định, 2007).

- Thi sĩ Nguyễn Bính hồn thơ Việt (In chung – Hội VHNT Nam Định, 2008). - Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Trực Khang (Chủ biên – 2006).

- Nghề và làng nghề truyền thống ở Nam Định (In chung – Nxb. Lao động, 2010).

Một số tác phẩm:

Á NAM TRẦN TUẤN KHẢI

Không ít ai là không thuộc câu thơ đã thành ca dao :

"Rủ nhau lên núi Kì Lừa

Lên thành nhà Mạc, lên chùa Tam Thanh

Hang sâu đá vẫn còn xanh

Hỏi nàng Tô Thị chung tình với ai ?"

  

"Rủ nhau xuống bể tìm cua 

Đem về nấu quả me chua trên rừng

Em ơi chua ngọt đã từng 

Non xanh nước biếc ta đừng quên nhau"

Đó là thơ của thi sĩ Á Nam Trần Tuấn Khải, người cùng với Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu) xây dựng nền văn học quốc ngữ đầu thế kỉ XX. "Nếu thi ca Tản Đà nổi bật sự diễm lệ, đa tình thì thơ văn của Á Nam gắn chặt với vận mệnh Tổ Quốc. Lúc quân thù còn dày xéo thống trị giang san nên giọng thơ của cụ vừa bi thiết, vừa trầm hùng thiết tha với sự độc lập của dân tộc. Nhưng chưa tìm được giải pháp cứu nước và cũng có phần bất lực, đành gửi những hoài bão của mình vào văn chương thơ phú"

Á Nam Trần Tuấn Khải sinh ngày 18.9 năm Át Mùi (1895) tại làng Quang Xán,  tổng Như Thức, huyện Mỹ Lộc (nay là Mỹ hà, Mỹ Lộc). Lúc nhỏ tên là Quynh, sau lớn lên được hiển khảo cho đổi là Tuấn Khải, đến khi viết báo, viết văn thường kí nhiều bút hiệu như: Côi Hoàng Khách, Đông A Thị, Tiểu Hoa Nhân, Đông Minh và Công Chính, Giang Hồ Tản Nhân và bút hiệu chính là á Nam  

Từ nhỏ đến khi trường thành danh năm 18 tuổi, ông theo cha là cử nhân Văn Hoán Trần Thuỵ Giáp đi khắp các huyện tỉnh Hà Nam, Hà Đông, Thái Bình, Hải Dương để học chữ và học làm người. Năm 10 tuổi, sức học của ông đã tấn tới, thỉnh thoảng có bài được đưa ra bình cho học sinh nghe, có các quan khách và văn thân trong vùng đến phê điểm. Có lần ông phảI bình một bài thơ đầu đề " Miêu một thiên hưng", câu này là lời Mạnh Tử nói về vua Tề Tuyên, đại ý " Nắng thì lúa khô héo, nhưng một trận mưa xuống thì lúa lại bật lên ngay" để ví với dân bị đói khổ thì dân tất nguy ma nếu cho dân lo ấm thì dân tất thịnh vượng được ngay. Trong bài thơ này câu cuối của ông là :

" Miên hưng vũ hậu vương chi phủ

Vật lý dân tình khả cộng trưng"

( Đại ý, lúa miên bật lên sau khi được cơn mưa nhuần thấm, nhà vua có biết hay chăng? Cái lẽ  của giống vật và cái tình của nhân dân có thể chứng minh cho nhau được ). Hai câu này được các quan khách và văn thân ngồi dự khen tấm tắc, cho là có tư tưởng thiết thực đối với dân tình và lời lẽ cũng rất cảm động thanh thoát. Cũng do câu này, các cụ cho là sau này Tuấn Khải không hợp với con đường khoa cử công danh mà sẽ có những tư tưởng tha thiết vì nước vì dân. Năm 14 tuổi, theo hầu cha đến chơi dinh một quan án kia, quan án cũng chân khoa cử xuất thân, tính người lại rất thích văn quốc ngữ, nhân tiện ngay trước mặt có cuốn " ấu học tân thư" của toà Tu thư mới soạn và in phát cho học sinh các lớp trung học, viên án sát liền nhặt lấy một cuốn trong bốn cuốn đưa cho Khải và bảo thử chọn dịch một bài để xem.Ông giở sách gặp bài dạy về "ái Quần" (yêu người cùng giống) bèn cầm bút dịch ngay một đoạn đưa lên.Nguyên bài văn chữ Hán như sau :

Một hữu chủng nhất chủng khi điều phân

Nhân hữu loại đồng loại khí huyết thân

Ngã bản nam quốc chủng

Ngã ái nam quốc nhân

Hoan ngôn bảo chủng sự 

Mạc thương đồng loại nhân

Phong tuy độc bất chích đồng quần

Hồ tuy bạo bất thực đồng khí

Vật loại thượng như ty

Nhân loại hồ bất thị

Phụ sà giảo da kê

Tích nhân sở thân bỉ

Chư quân như bất tín

Khuyến quân độc nam sử

Ông dịch :

Cây một giống nở nhiều cành chánh

Người cùng loài vây cánh cùng thân

Ta cùng một giống nam nhân

Thì ta thương lấy nam dân khẻo mà

Vui nói việc giữ giống ta

Đừng tân địa để mà hại nhau

Ong độc cũng chẳng đốt nhau

Hổ kia dẫu dữ cùng hầu cùng yêu

Ngẫm trăm chiều vật còn như thế

Huống người ta chẳng nghĩ dễ mà…

Kia câu cõng rắn cắn gà 

ấy là đời trước người ta chê cười

Các anh như chẳng tin lời

Thì xin đọc sử các đời vua ta.

Viên án sát đọc đi đọc lại mấy lượt gật đầu cười nói với hiển khảo: " Cậu này còn ít tuổi, phép văn tuy chưa được thực chỉnh xong khẩu khí rất thần tính, sau này may ra có thể nên người hữu ích". Đoạn ông lục trong tủ sách lấy ra một pho sách chữ Hán trao cho Tuấn Khải và nói : 

- Đây là bộ " Vạn quốc sử ký" tôi mới gửi mua ở Nhật Bản về, xin tặng nhà văn trẻ tuổi và khuyên cố gắng trau dồi để khỏi phụ công quan cử nhà ta.

Trước khi từ trần, quan cử huấn đạo hiển khảo Trần Thụy Giáp nói với ông : " Công cha dạy con như thế ( ông chỉ có  cha làm thầy học ) cũng không có gì hối hận, con có thể thay cha mà cáng đáng gia đình và nuôi đàn em dại, cha cũng không còn gì đáng nói nữa"

Hiển khảo là một giáo chức, tình cảnh nơi làm quan rất xuông nhạt, thanh bạch, vì thế đối với các việc trong nhà như thổi cơm, khâu vá cùng các nghề làm ăn lặt vặt không gì là Khải không thành thạo. Ông thường phảI thức đến 12 giờ khuya để làm bài vở, 3 giờ sáng lại phải dậy để học bài cho thuộc. Đến 7 giờ là dạy lớp tiểu học, 10 giờ tan lớp mới đến lượt bản thân đọc sách cùng các bạn lớp trên. 

Sau năm Quý Sửu (1913) ông có dịp chu du khắp miền đông xứ bắc, kết giao được với nhiều bạn văn thân cách mạng, được nhiều người tán thưởng về tư tưởng văn chương tinh thần ái quần, ái quốc. Năm Canh Thân ( 1920) nhân anh em khuyến cáo góp nhặt các văn phẩm ngâm vịnh trong mấy lâu đưa lên Hà Nội Sản xuất bản tập văn đầu lấy tên là "Duyên nợ phù sinh" có tên chữ Hán là " Kim sinh luỵ" .Năm 1922 xuất bản " Duyên nợ phù sinh" tập II, năm 1925 xuất bản cuốn tiểu thuyết " Hồn hoa" và " Gương bể dâu", năm 1926 in tập thơ " Bút quan hoài" tập I gồm những bài đầy giọng bi hùng cổ vũ đồng bào các giới tinh thần yêu nước.Tập thơ này bị thực dân Pháp cấm lưu hành, tàng trữ.Năm 1027, nhà cách mạng Phan Bội Châu bị Pháp bắt từ Trung Quốc đem về giam tại Hoả Lò Hà Nội. Người bạn thân của ông đỗ tú tài là nhà văn ái quốc bàn với ông ra trước toà xn ở tù thay cho cụ Phan nhưng chính quyền Pháp không chấp nhận.Phẫn uất trước thời cuộc, năm 1932 ông in các tập thơ " Ngụ ngôn thi tập", " Bài hát nhà quê" , " Hồn tự lập" và một số sách nữa mang tên  " Chơi xuân" lẫn tập kịch " Gương đời". Riêng cuốn " Chơi xuân" bán hết ngay vài ngàn quyển do đó người Pháp để ý, bắt giam tác giả và giám đốc nhà xuất bản tại Hoả lò.Bởi lẽ nội dung quấn sách có ý tưởng hô hào dân chúng chống lại người Pháp.Năm 1936 ông lại cho in tập thơ " Với sơn hà" tập 1, năm 1947 in tiếp " Với sơn hà" tập 2.Có thể nói những tác phẩm xuất hiện liên tiếp của thi sĩ Á Nam Trần Tuấn Khải mang nội dung yêu nước và nỗi niềm tâm sự của một tâm hồn yêu đời, yêu quê hương.Tác giả đã giáng bút trên nỗi đau mất nước, kêu gọi kín đáo và không kém thiết tha những ai quên nỗi nhục này hãy bừng tỉnh dậy, hãy vì Tổ Quốc mà hợp sức gánh vác việc giang sơn. 

         Bước đêm thân gái ngại ngùng

Nước non gánh nặng, cái đức ông chồng hay hỡi có hay  

( bài thơ Gánh nước đêm )

Nhờ ảnh hưởng của phong trào yêu nước, những sáng tác đầu tiên của Trần Tuấn Khải có tính chiến đấu, bồn chốn, day dứt và thương nước, thương dân với giọng ưu ái chân thành, đặc biệt là trong " Duyên nợ phù sinh" và " Bút quan hoài"

Ông còn viết thường xuyên cho các báo : Thực nguyệt Dân báo, Hà thành Ngõ báo, Nữ lưu. Thư quán tùng san, Đuốc Nhà nam, Vệ nông, Thời báo đông tây tiểu thuyết, Phụ nữ thời đàn, Văn học tạp chí, Tiểu thuyết nguyệt san…Ông có chân trong ban  biên tập báo Khai Hoá, báo nào cũng gây được  nhiều cảm tình với người đọc, không những các nhà khoa bảng Hán học mà đối với các bạn tân học sau này ảnh hưởng cũng không phải là ít. Năm 1925 có cụ tiến sĩ Ngô Đức Kế, Một đại danh nho ở trung phần ra Hà Thành tham gia làng báo, cụ từng xem, đọc văn của Á Nam, cụ mến thích đã từ lâu lên khi  nhận chức chủ nhiệm tạp chí Hữu Thanh thi lập tức á Nam cùng được hợp tác.Năm 1931 Á Nam tập hợp các bài báo, bài văn thơ bàn với nhà xuất bản Nam - Lý soạn cuốn sách " Chơi xuân" thuật lại nhữg việc sảy ra tại Yên Bái trong năm vừa qua nhân việc Quốc dân Đảng khởi sự bị thất bại. Ông kể lại từng li từng tý các vụ đánh phá, bắt bớ, tàn sát của chế độ thực dân với giong bi hùng kích thích.Cuốn sách đã dược các giới đồng bào hết sức hoan nghênh, chỉ trong một tháng đã án hàng mấy ngàn quyển.Vì thế đầu năm Nhâm Thân người Pháp hạ lệnh bắt cả soạn giả và giám đốc nhà xuất bản giam vào nhà pha Hoả Lò về tội văn thơ báo cí của ông  đã khích lệ xúi dâm làm loạn và quấy rối trị an.Nhưng lại cũng nhờ những lời buộc tội ấy lên tác giả có đựoc những lý luận rất công bằng sắt đáng đứng ra tranh biện không hề sợ trước uy thế cường quyền lên toà chỉ sử phạt án treo và trả tự do cho cả hai người.

Á Nam Trần Tuấn Khải cũng là nhà báo quốc ngữ đã viết cho nhiều tờ báo đầu thế kỉ XX. Hoà bình lập lại, năm 1954 ông vào Nam sinh sống nhưng ngòi bút của ông không tiếp tục viết được. Năm 1949 tờ Văn học tạp chí của ông phải tự đình bản vì không chạy được tiền trả nhà in. Ông đành làm cái chân chuyên viên Hán học tại nhà văn hoá nhưng đến năm 1965 cũng bị mất việc vì kí tên vào bảng kiến nghị đòi vãn hồi hoà bình và những bài viết có tính chất đấu tranh bảo vệ văn hoá dân tộc.Thi sĩ Á Nam Trần Tuấn KhảI đã từng là Trưởng Đoàn cố vấn Hội Văn nghệ Giải phóng khu Sài Gòn - Gia Định ( tiền thân của hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh ngày nay ). Ông từ trần ngày 7/3/1983. Vì sự cống hiến trong sự nghiệp văn thơ báo chí yêu nước nên chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã lấy tên ông đăt cho một đường phố, đó là đường Trần Tuấn Khải ( tức đường Nguyễn Huỳnh cũ ) và xây nhà Á Nam ( Á Nam lưu niệm đường) tại 5/4 ấp Bình Chánh, xã Hiệp Bình, quận Thủ Đức.Tại quê hương ông nay là xã Mĩ Hà, huyện Mỹ Lộc, Nam Định cũng đã dành một phần đất đẹp để làm nhà lưu niệm Á nam.

 

 

HOÀNG GIÁP TAM ĐĂNG PHẠM VĂN NGHỊ

MỘT SĨ PHU YÊU NƯỚC THƯƠNG DÂN

 

Theo hồi ký của ông, thì ông là con thứ trong gia đình, sinh giờ Ngọ, ngày 4 – 11 năm ất Sửu (24 – 12 – 1805) trong một gia đình nhà nho bần bạch ở xã Tam Đăng, tổng An Chung, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (nay là thôn Tam Quang, xã Yên Thắng, huyện ý Yên, tỉnh Nam Định)

Ngay từ thưở thiếu niên, ông đã chuyên chú việc học hành khoa cử, lên 8 tuổi Phạm Văn Nghị bắt đầu đi học, 21 tuổi đỗ tú tài, 32 tuổi đỗ cử nhân, 33 tuổi trúng nhị giáp tiến sĩ (tức Hoàng giáp). Điều mà ông đã dốc phần lớn tâm lực và tất cả hào hứng say sưa trong cuộc đời mình là nghề dạy học. Là một nhà giáo, lúc nào ông cũng canh cánh bên lòng là : “Báo ơn nước chỉ còn có việc dạy học, đào tạo nhân tài cho đất nước”. Học trò của ông kể có hàng nghìn, nhiều người không những đỗ đạt cao mà còn có danh vọng sự nghiệp nổi tiếng như: Tam nguyên Trần Bích San, Nguyễn Khuyến, Đình nguyên tiến sĩ Đỗ Huy Liệu, Tống Duy Tân, Vũ Hữu Lợi, phó bảng Lã Xuân Oai, Đặng Ngọc Cầu….

Phạm Văn Nghị là một nhà nho có chí khí lớn, một nhà thơ yêu nước nhiệt thành. Trong hơn 600 tác phẩm thơ văn, câu đối, tự thuật của ông đượm tư tưởng tâm hồn tình cảm của một con người yêu nước thương dân và lạc quan tin tưởng vào lẽ phải

Ông còn là một sĩ phu yêu nước.Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng vũ trang xâm lược Việt Nam. Khi đang làm đốc học Nam Định, bằng quan điểm và hành động, Phạm Văn Nghị đã tự xếp mình vào háng ngũ chủ chiến, kiên quyết kháng Pháp. Ông nói: “Hoà với Pháp là một sai lầm”. Năm 1859, ông đã viết “Trà Sơn kháng sớ” (sớ chống giặc) gửi triều đình xin tổ chức đội quân tình nguyện vào Nam chống Pháp. Ông đã dẫn đội nghĩa dũng 365 người từ miền Bắc tiến vào miền Nam.Ngày 21-3-1860, vào tới HUế thì vua Tự Đức đã thoả hiệp với Pháp nên lệnh cho ông đưa đoàn quân quay trở về. Ông còn chỉ huy nhiều trận chiến đấu rất quyết liệt với Pháp và bọn tay sai giành thắng lợi như : Năm 1871, khi đã 67 tuổi, ông vẫn đem dân binh đi tiễu phỉ ở cấc tỉnh (Hải Dương, Quảng Yên). Chiều 10-12-1873 ông chỉ huy đánh tàu chiến Pháp ở cửa sông Độc Bộ. Ngày 25-12-1873, ông dẫn 100 dân binh lên lập căn cứ An Hoà, chuẩn bị lực lượng chiếm lại thành Nam Định.Sau 3 ngày, hơn 7000 người đã tới ứng nghĩa.Tháng 3-1874, Pháp rút khỏi Bắc Kỳ ông mới cho giải tán nghĩa quân An Hoà, thật là :

Vì quốc báo ân hiệp kháng Tây nhung bình quốc nạn

Bảo dân cao khí phách anh tài Nam Việt cứu dân sinh

Ông mất ngày 11-1-1881 (12 tháng Chạp năm Canh Thìn), tại Tam Đăng, thọ 76 tuổi, Phó bảng Đỗ Huy Uyển – người bạn vong niên của ông đã làm bài văn dài viếng ông, trong đó có câu: “ Như tiên sinh đó là bậc khác thường trong những người khác thường ở đời. Lúc làm thầy thì ôn hoà, khi làm tướng thì oanh liệt, đến lúc việc Cần Vương bắt đầu thì lời lẽ, khí tiết khẳng khái, lúc bỏ quan thì ung dung thanh thản “

Nhân dân Sĩ Lâm, nay là xã Nghĩa Lâm huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) đã xây đền thờ ông và những người có công khai hoang lấn biển lập ấp từ khi ông còn sống. Đền đã được Bộ Văn Hóa - Thông tin cấp bằng Di tích Lịch sử van hoá ngày 14 - 9- 1989. Hằng năm đến ngày rằm tháng Giêng, nhân dân ở đây tổ chức kị ngài cùng với ngày truyền thống của xã Nghĩa Lâm để nhớ về một nhà giáo, nhà thơ, một sĩ phu yêu nước thương dân.

  

Đồng Ngọc Hoa