Ở làng Châu, xã Ngô Xá (nay là xã Cao Xá), họ Đồng đã tới định cư từ lâu đời, có một khu nghĩa trang trên một quả đồi, nơi đó có 3 mộ tổ và có trên 100 ngôi mộ, không biết từ thời nào, các cụ đã xây Nghè (một kiểu Từ Đường) để thờ phụng tổ tiên, và vùng đất đó đã thành tên là “Bãi Đồng Nghè”.

Sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Thế thất bại, Nghè đã bị phá (nay vẫn còn gạch ngói vỡ). Trước đây, hàng năm con cháu họ Đồng lấy ngày 22 tháng Chạp làm ngày giỗ tổ, các gia đình mang cỗ bàn ra bãi chạp để cúng tổ và cùng nhau ăn uống tại đó. Lịch sử đã ghi nhận trong cuộc khởi nghĩa Đại Trận (1870-1875) của Đồng Văn Trung (làng Châu, Ngô Xá) làm Trung quân Chánh đề đốc, trong cuộc chống thổ phỉ Tầu 20 năm (1862-1882) cụ Chánh Văn (có ý kiến là họ Đồng, có ý kiến là họ Nguyễn) cùng cụ Quản Hương (Đồng Văn Hương) đã tổ chức dân binh lập làng chiến đấu, đánh nhiều trận với giặc Tầu để bảo vệ xóm làng, trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế nhiều cụ đã tham gia nghĩa quân như cụ Đồng Văn Bốc (được xã Dương Sơn tôn là Tiên Chỉ) cụ Đồng Văn Đích, Đồng Văn Tín, Đồng Văn Sênh, Đồng Văn Chinh… Cũng cần nói thêm: Họ Đồng ở làng Châu, là một làng có truyền thống thượng võ, ở đây đã có cuộc khởi nghĩa Quận Tường (1862-1874) là một trong những làng kiên cường chống thổ phỉ Tàu (1862-1882), một làng căn cứ của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913). Chính vì vậy, làng Châu đã nhiều lần bị triệt hạ (đa số là người họ Đồng) phải chạy sang làng khác, huyện khác cư trú. Họ Đồng trước đây có nhà thờ họ bằng đá, cùng với nghè họ Đồng ở Đồng Nghè như trên đã nói nhưng do những biến động của lịch sử, nên đều đã bị phá hủy. Trong hoạt động xã hội: trước cách mạng Tám, 4 cụ đã làm lý trưởng là các cụ Phúc Vinh, cụ Phúc Di, cụ Phúc Thịnh (Đồng Văn Hanh) và cụ Đồng Văn Chinh, cụ Đồng Văn Giang là Tổng Đoàn, cụ Đồng Văn Đựng làm Phó lý, cụ Đồng Văn Cốc làm thư ký hộ lại, cụ Đồng Văn Lãng làm thầy đồ dạy chữ Hán… Nhìn lại tổng quát các thời kỳ này, có thể thấy các cụ trong dòng họ luôn hướng về chính nghĩa, với các hoạt động xã hội các cụ luôn giữ những vị trí nòng cốt ở làng xã, tuy không giàu những các cụ luôn biết làm việc nghĩa. Các ngày giỗ tổ: Đời thứ nhất có 3 cụ tổ: Phúc Hiền, Phúc Huy, Phúc Quang mộ ở Bãi Chạp – Đồng Nghè. Giỗ tổ ngày 22 tháng Chạp. Các đời tiếp theo không còn tư liệu, ngành trưởng chỉ còn ghi chép lại được những ngày giỗ các cụ (xếp theo tháng để dễ nhớ ngày giỗ) nên không nhớ rõ các cụ thuộc đời nào, cụ thể như sau:

Tháng

Ngày

Giỗ

 

6

Cụ Trực Tín

1

10

Cụ Trực Đạo

 

15

Cụ Phúc Hà

4

21

Cụ bà Hảo Bính

 

13

Cụ bà Thanh Nhàn

5

16

Cụ bà Thứ Ngọc

 

2

Cụ bà Thanh Hòa

 

2

Cụ bà Thanh Khiết

 

7

Cụ Trực Công

 

12

Cụ Phúc Tinh

 

12

Cụ bà Tảo Bình

 

22

Cụ bà Thứ Ngọc Trung

8

16

Cụ Trực Bình

 

10

Cụ Phúc Trực

9

15

Cụ Phúc Quang

 

17

Cụ Phúc Lộc

 

 

(Mộ ở Ma Châu)

10

8

Cụ bà Tảo An

 

13

Cụ bà Thanh Tâm

11

4

Cụ Trực Hải

12

16

Cụ Phúc Đức

 

21

Cụ Trực Tân

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, con cháu trong dòng họ đã tiếp nối truyền thống của cha ông để lại, tương thân tương ái, đoàn kết giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau. Con em trong dòng họ luôn phấn đấu học tập và công tác tốt, đến nay, dòng họ đã có nhiều cá nhân tiêu biểu giữ nhiều chức vụ quan trọng và có nhiều đóng góp có ích cho xã hội và đất nước. Tiêu biểu có ông Đồng Văn Đạo – nguyên Chủ tịch UBND huyện Tân Yên, Ủy viên Thư ký kiêm Chánh văn phòng UBND tỉnh Hà Bắc. TS.Luật sư Đồng Xuân Thụ, hiện là Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường Đô thị Việt Nam; Thượng tá, bác sỹ quân ý Đồng Khánh Vinh, chủ tịch Hội nạn nhân chất độc Dioxin tỉnh từ năm 2005… Ngoài ra có một số cá nhân khác đảm nhiệm nhiều chức vụ ở nhiều lĩnh vực khác.

Đồng Văn Đạo

Một số hình ảnh hoạt động tiêu biểu

Họ Đồng Làng Châu, Cao Xá, Tân Yên, Bắc Giang: