Giới thiệu khái quát về họ Đồng Nghệ - Tĩnh

Họ Đồng ở 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh có 21 chi / nhánh / ngành lớn bao gồm 40 chi phái  / bộ phận nhỏ của họ Đồng, trong đó hơn 16 chi / nhánh / ngành đã có bản Tộc phả / Gia phả, hơn 06 chi / nhánh / ngành / bộ phận đã có văn bản Tộc ước; Quy chế, Nội quy.


Hơn 20 nhà thờ / Từ đường, (đã được xây dựng và tạo lập, trùng tu, tôn tạo, sửa chữa 35 lần) trong đó 01 nhà thờ được công nhận, xếp hạng di tích văn hóa- lịch sử.

Tổng diện tích khuôn viên các nhà thờ / Từ đường: Khoảng 4000 m2. Với gần 800 hộ gia đình, gần 3000 nhân khẩu, trong đó có gần 1650 nam giới. Có 52 Liệt sĩ, 24 thương binh, 15 bệnh binh và người nhiễm chất độc da cam-dioxin; 02 Mẹ Việt Nam Anh hùng.


Thống kê chưa đầy đủ  đã có 01 Giáo sư, 04 Tiến sĩ, 01 Bác sĩ cao cấp, 21 Thạc sĩ và tương đương, 19 Sĩ quan cấp tá, vài ba chục Sĩ quan cấp úy; khoảng 20 người được tặng Huân chương, các danh hiệu ưu tú, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc danh hiệu cao quý khác…


Họ Đồng ở làng Thanh Cao, xã Thạch Khê, Thạch Hà, Hà Tĩnh


Họ Đồng ở làng Thanh Cao, xã Thạch Khê, Thạch Hà, Hà Tĩnh có nguồn gốc từ Hải Dương. Theo gia phả họ Đồng chép năm Thành Thái thập tam niên chính nguyệt thập ngũ nhật (Thành Thái năm thứ 13, ngày 15 tháng giêng) chép: Thuỷ tổ của họ Đồng thôn Thanh Cao, xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh là Đồng Bồi hiệu là Cặp từ Hải Dương về xã Kiều Mộc, phủ Nghệ An. Mộ Đồng Bồi táng tại “xứ xứ thượng Trản Trản”. Bản di thảo thứ 2 chép lại năm Bảo Đại thập lục niên chính nguyệt nhị thập nhật (Bảo đại năm thứ 16, ngày 20 tháng giêng) ghi rõ: Đồng Sĩ Khôi tức Đồng Đại La ở phủ Trạch Nội, Hải Dương đến xã Kiều Mộc, phủ Nghệ An sinh ra Đồng Bồi, và cả hai bản đều xác nhận Đồng Bồi là thuỷ tổ của họ Đồng Kiều Mộc.


Di tích nhà thờ họ Đồng Văn thuộc địa phận xóm Thanh Cao, xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Nơi thờ một vị quan có nhiều công lao đóng góp cho đất nước ở Thế kỷ thứ XV là Đồng Văn Năng.


Thạch Khê thủa sơ khai còn có tên gọi là xứ Kẻ Phôốc - một vùng đất hoang vu cư dân thưa thớt. Đến thế kỷ XI, nhà Lý với chính sách mở rộng bờ cõi đã cho Lý Nhật Quang đưa binh lính, chiêu mộ nhân dân vào đây chiêu dân lập ấp, khai khẩn đất hoang, tăng cường thuỷ lợi phát triển canh nông làm cho làng xóm ngày càng đông đúc trù phú. Từ đó xứ Kẻ Phôốc có tên gọi là xã Long Phúc (Long () là thịnh, Phúc () là phúc đức). Thủa Lê Triều, Thạch Khê có 2 thôn: Trản Nội và Trản Ngoại thuộc xã Đàn Trản, sau đổi thành xã Kiều Mộc, tổng Hạ Nhị, phủ Thạch Hà. Thời Nguyễn đổi thành xã Phong Phú. Sau Cách mạng tháng Tám cùng với 2 làng Đàn Trản và Như Sơn lập thành xã Long Tường. Năm 1950 hợp với Tứ Linh thành xã mới Liên Anh. Sau năm 1954, Liên Anh chia làm 3 xã: Thạch Khê, Thạch Đỉnh, Thạch Hội (Trản Nội xưa thuộc xã Thạch Khê, Trản Ngoại thuộc xã Thạch Đỉnh).


Vùng đất Thạch Khê phía đông giáp xã Thạch Đỉnh, phía đông bắc giáp xã Thạch Hải, tây bắc giáp xã Thạch Đồng và Thạch Môn. Dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông nên đời sống còn nhiều khó khăn vất vả. Nhưng khí thiêng sông núi hun đúc cho vùng đất có truyền thống văn khoa võ nghệ từ lâu đời, sớm nổi danh nhiều vị văn thao võ lược, tiêu biểu như Tiến sĩ Nguyên Tôn Tây (1463); Võ quan tước Hầu “Tán trị Lê Triều” Đồng Văn Năng; Quan Đô đài ngự sử Triều Lê Trương Đăng Quỵ; Tiến sĩ Trương Quốc Dụng - người có nhiều cống hiến cho đất nước trên nhiều lĩnh vực, nhà văn hoá, nhà khoa học lớn, nhà cải cách chính trị và là một danh tướng Việt Nam thế kỷ XIX….

Họ Đồng ở Thạch Khê có 6 chi phái, tính đến năm 2019, có 224 hộ gia đình, ngoài tỉnh 70 hộ, sinh sống chủ yếu ở Hà Nội, Nghệ An, Tây Nguyên, Sài Gòn, Bình Dương, Bình Phước. Tổng số 357 suất đinh. Có 3 thương binh, 4 thạc sĩ.

Trưởng tộc: Đồng Xuân Ngọc- 0948257395

Tế 2 rằm: Tháng giêng, tháng 7 âm lịch

Hội đồng gia tộc họ Đồng xã Thạch Khê, Thạch Hà, Hà Tĩnh



Họ Đồng ở Bình Định, Thanh Bình Thịnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh


Theo gia phổ truyền ký, Chi họ Đồng  (có nhà thờ Tổ ở Bình Định, Thanh Bình Thịnh, Đức Thọ. Thanh Bình Thịnh là xã mới do 3 xã Thái Yên, Đức Thanh và Đức Thịnh sáp nhập).


Thượng thượng Tổ (coi là Đời thứ nhất) ở phủ Đức Thọ, tổng Trung Lương, xã Vân Chàng (còn gọi là xã Văn Chàng), thuộc thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh ngày nay. Hai anh em trai (Đời thứ hai, Cao cao Tổ khảo) học giỏi-tài cao, thi đỗ Hoàng Giáp đồng khoa năm thứ 10 (Hy Tông chương Hoàng đế), [niên hiệu Vĩnh Trị, 1676-1679, Hoàng đế Lê Hy Tông là vua thứ 10 của nhà Lê trung hưng (nhà Hậu Lê)], có công với nước, nên vua có lệnh cho con cháu của 2 anh em này sống ở đâu cũng được.


Người anh (tức nhánh trưởng, đời thứ hai) ở lại phụng sự tổ tiên, sinh được 09 người con trai trong đó có 05 ông sư, sãi, con trưởng (đời thứ 3) tới chùa Vĩnh Trinh mà người dân thường gọi là chùa Kênh (tức chùa Vân Chàng, gần Đò Trai; bia Văn Miếu xã chép chữ Hán là Kính, nghĩa là Kênh) làng Vân Chàng (hay ngày xưa còn gọi là xã Vân Chàng, tổng Trung Lương, huyện Can Lộc, nay thuộc thôn Vân Thuỷ, phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh); ông con thứ là Thỉ tổ Đồng Huệ Luân (đời thứ 3) vào ở chùa Vĩnh Phúc của làng Thái Yên, xã Quang Chiêm, tổng Văn Lâm (tên gọi thời đó), (năm 2021) thuộc xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh (sau đây xin viết tắt là tỉnh HT).


Người em (đời thứ hai, ghi ở trang 5 Tộc phả này) tới làng (/ ấp) Ngọc Sơn, xã Bình Lãng hoặc có sách nói: xã Bình Lãng Thượng, tổng Minh Lương / còn gọi là tổng Trung Lương, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, (nay thuộc phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh) lưu cư chuyên nghiệp; sinh được (đời thứ 3): Đại hòa thượng tôn sư Đồng Hữu Truyền.


Nhà thờ họ Đồng ở Bình Định, Thanh Bình Thịnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh được bố trí/ trang trí cụ thể như sau: bước vào cửa chính bái đường có 02 chữ nho là “Phụng Tiên” tức có thể được hiểu theo nghĩa là “Trước tiên và trên hết là Thờ phụng, thờ cúng tiên tổ, các vị tiền bối, ông cha các đời”; vào trung điện có bức hoành phi / trướng lớn bằng gỗ, chạm 03 chữ nho là “Phúc Đồng Đường”, “Bảo Đại, Quý Dậu niên” (dịch nghĩa là: “năm 1933, niên hiệu Bảo Đại”), “Ngoại tôn Phan Đăng…… phụng” dịch nghĩa là: “Phan Đăng….… - người cháu ngoại    kính tặng/ kính biếu/ công đức/ cung phụng”.


Bức hoành phi thứ 2 được gắn trên thượng điện có 03 chữ nho là “Khánh Vĩnh Dụ”, (“Khánh Vĩnh Dụ” có thể dịch là “Niềm vui bất tận / Hạnh phúc vĩnh cửu”). Có người khác lại cho rằng 03 chữ nho đó là “Khánh Vĩnh Đế” dịch nghĩa là THỌ CÙNG TRỜI.


Các chữ nho nói trên có thể được hiểu theo nghĩa sau: “Luôn hướng về cội nguồn với tấm lòng trong trắng, tốt đẹp, chu đáo; sống vì tâm đức, vì nghĩa lớn; niềm vui và phúc lộc tràn trề, bất tận, dòng tộc đời đời bền vững, trường tồn. Nhân rộng và phát triển tài năng. Đại đoàn kết, vững vàng dũng khí, giữ vững sự tôn nghiêm   cho vạn kỷ anh linh” HOẶC “Đoàn kết muôn người như một; giữ vững gốc rễ, cội nguồn cho cây đời mãi mãi xanh tươi; nhân rộng tài năng   để phúc lộc tràn trề cả Đồng tộc”


- Lá cờ từ đời cổ, thêu 03 chữ nho là “Phụng Tổ Đường” (đọc từ phải sang trái, có nghĩa là NHÀ THỜ TỔ) treo ngang ở ngay cửa gỗ ra vào; (cờ này đã được phục chế).

- Câu đối thứ nhất khắc đá ở 02 cột nanh ngoài cùng là:

Lễ nhạc tứ thời kiến phụng tự,

Tử tôn nghĩa đại ngượng ( / ngưỡng) chung linh”.    

Dịch nghĩa là:

Lễ vui bốn mùa luôn thờ tự

Con cháu nghĩa đời vọng anh linh”

- Câu đối thứ 02 khắc đá ở 02 cột nanh giữa trong những cột nanh ngoài cùng:

Miếu khả dĩ ( / di) quan tổ công tôn đức,

Tộc ư tự tụ tử hiếu  tôn hiền”.

- Câu đối thứ 03 khắc ở 02 nửa cột nanh (hướng ra ngoài) giữa nhà, ngay trước các cửa gỗ, giữa Bái đường và Trung điện:

Trúc giang phái diễn phù lương đống,

Trà lãnh phong cao đối song đường”.

- Câu đối thứ 04 khắc ở 02 nửa cột nanh (hướng vào nhau) giữa nhà, ngay trước các cửa gỗ, giữa Bái đường và Trung điện:

Bách thế triệu bồi căn cán mậu,

Tứ thời hưởng tự táo tấn hương”.

HOẶC

Bốn mùa hưởng tế luôn phiên hương”

- Câu đối thứ 05 viết ở 02 cột gỗ trong cùng của nhà Thượng điện: “Tinh thần hòa thảo thái

Công chước bất vu di”,

HOẶC

Tinh thần như túy tụ

Công đức bất thiên di”,  có thể dịch thành 03 câu đối (nhưng tôi chưa biết là cách dịch nào sát nghĩa nhất):

Tinh thần cùng thảo họp

Công rót chẳng xa dời”

Tinh thần cùng mở rộng

Công rót chẳng xa dời”

Tinh thần như nhóm họp

Công đức chẳng đổi dời”

- Cờ phướn (hay có thể gọi là cờ trướng) đỏ, ở phía tay phải được thêu chữ vàng và Bảng gỗ được chạm khắc sắc phong – gồm các chữ nho là “Thủ chỉ Đồng tiên linh” hoặc “Thủ chỉ Đồng Quang linh”, các chữ nhỏ được thêu trên cờ, dịch là: Bảo Đại, thập cửu niên Quý Vị (năm 1943). Các chữ trên bảng gỗ cũng tương tự như trên cờ phướn, chỉ khác có mấy chữ nhỏ phía bên phải (đọc từ trên xuống) là "Bảo Đại    Quý Mùi xuân" (thời kỳ/ niên hiệu Bảo Đại, mùa xuân năm 1943).


Năm 1990 con cháu họ Đồng đã rước vị tổ cô về thờ, vị hiệu / dị hiệu của ngài đã được ghi vào bia đá là “An thần Hồng Lĩnh- quản trị sơn binh Đồng tộc thần cô- sắc phong, sắc tặng: Thượng đẳng thần tối linh vị tiền”, có thể dịch nghĩa như sau: Người phụ nữ họ Đồng được phong tặng danh hiệu là vị thần linh thiêng và tối cao, là ngài quản binh vùng núi Hồng Lĩnh để giữ yên dãy núi Hồng.


Mộ vị tổ ở Thanh Bình Thịnh, Đức Thọ, với bia đá ghi hiệu thờ là Nam mô sắc phong  Hoằng Thùy  huề thượng  nhận nhục vô ngại đại đức Tổ sư tự Phổ Triêm.

Đời thứ 6: Con trai thứ 6 của ông Tự Phổ Triêm là Đồng Thông Kinh có Hiệu thờ là: “Cao Tổ khảo tiền tòng thích giáo tự bản phụ thiện ngôn, Đồng lịnh công, tự: Thông Kinh, hiệu: Huyền Văn, thụy: Chất trực phủ quân”. ông Đồng Thông Kinh có vợ họ Trần ở Phúc Xá (Kim Lộc, Can Lộc) có Hiệu thờ là “Cao Tổ tỷ tiền y phu chức đồng công chính thất Trần Thị hạng nhị nhủ nhân”;


Đời thứ 3: ông Đồng Hữu Truyền tu theo đạo Phật quy y thụ giới, vừa khoảng năm 1689 niên hiệu Chính Hòa (1680-1705, Hoàng đế Lê Hy Tông) năm thứ 10, (sách Cương mục, quyển 33 viết: năm Hy Tôn Chính Hòa thứ 10 là năm 1689); Vua tôn Phật đạo, triều đình mở khoa sát hạch về tam giáo trong đó có nội dung “tổ chức thi giữa các sư”, ông Truyền vào thi toàn bộ kinh kệ…….., ông Đồng Hữu Truyền đỗ cao, được sắc phong “Đại hòa thượng tôn sư”.


Con ông Đồng Hữu Truyền là Đồng Ngụ Phúc (đời thứ 4) về ở chùa làng Dương Xá, phủ Đức Thọ, huyện La Sơn (tên gọi thời đó); được mấy năm thì cha con tới xã Trịnh Tuần huyện Yên Định phủ Thiệu Thiên nay là huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa. Ông: Đồng Ngụ Phúc sinh được 01 gái, 01 trai (đời thứ 5); người con gái là Đồng Thị Thăng được tuyển vào cung vua, được phong danh hiệu “Đức bà Thăng” Cung phi Hoàng hậu; sau được ban hồi về ở chùa Nga Mi, xã Trịnh Tuần huyện Yên Định phủ Thiệu Thiên. Người con trai (đời thứ 5) sinh con là Đồng Hữu Tôn (đời thứ 6) tự là Chân Tu, ở chùa Nga Mi, dần phát triển thành 01 chi họ Đồng ở Thanh Hóa....

Họ Đồng ở đây tính đến năm 2019 có 100 hộ, với 204 suất đinh.


Đồng Anh Đức


Họ Đồng ở Làng Phúc Hải,Thuận Lộc, Thị xã Hồng Lĩnh


Theo gia phả, ông Tổ họ Đồng ở đâu đầu tiên chưa rõ, trong gia phả chung chỉ nói: Từ chùa Kênh (tức chùa Vân Chàng, gần Đò Trai) làng Vân Chàng (hay ngày xưa còn gọi là xã Văn Chàng, tổng Trung Lương, huyện Can Lộc, nay thuộc thôn Vân Thuỷ, phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh, HT) có 2 ông bà: Đồng Hữu Vật và vợ Đặng Thị Nhạ từ chùa Kênh về làng Phúc Hải (xã Phúc Hải, tổng Lai Thạch, nay là Thuận Lộc, thị xã Hồng Lĩnh) xây cơ lập nghiệp nối dõi tại làng đến ngày nay đã đến 11 đời.

 (Ông Loan phát triển thành 1 chi thứ 2 hiện nay là chi phát triển mạnh nhất trong 3 chi của họ Đồng. Sau đây là sự phát triển chi thứ: Đồng Hữu Loan) 

   

Đời thứ 6: Đồng Hữu Loan (giỗ theo họ), là con thứ 4 của ông bà: Đồng Hữu Thúc * Trần Thị Quy. ông Loan lấy bà Trần Thị Như (đẹp gái, thùy mị, nết na, là con đầu của ông Trần Công thuộc họ Trần Vấn). ông Loan và bà Như làm nghề nông, làm ăn khá giả, tậu được nhiều ruộng đất tại làng.


Họ Đồng ở đây có Nhà văn Đồng Cảnh Thịnh (1925-1964); NGUT Đồng Cảnh Triêm (sinh 1935); Tiến sĩ Vật lý Đồng Văn Thanh, sinh 1989, hiện làm việc tại Trường ĐH Phúc Đán, Thượng Hải, Trung Quốc. Ngoài ra còn có 1 thạc sĩ, 1 thượng tá, 1 trung tá, 2 thiếu tá, 1 đại úy.

Ngày giỗ tổ : Tế 2 rằm

Trưởng tộc: Đồng Hữu Thống


Họ Đồng Xuân ở xã Tùng Châu, Đức Thọ, Hà Tĩnh


Trải mình nằm bên phía nam dòng sông Lam là một dải đất mang nặng phù sa, đầy màu mỡ đã được dòng sông Lam (khi hiền hòa như lòng mẹ, cũng có lúc hung dữ như phong ba nổi giận) ban tặng cho nơi đây một sức sống mượt mà, những đồng lúa mênh mông, những vườn dâu cho đầy tơ lụa, những đồng mía ngọt ngào, hương thơm say lòng người của những vườn chanh, cam, bưởi, được những giọt mồ hôi và bàn tay tạo ra sức sống mãnh liệt của những người lập nghiệp nơi này; Rồi từ đó nẩy lộc đâm chồi, lớp lớp cháu con trưởng thành, đất lành lập nên họ Đồng tại Tường Xá, nay là thôn Đại Châu, xã Tùng Châu, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.


Trải qua những thăng trầm của xã hội phong kiến và đế quốc, đất nước lâm vào cảnh chiến tranh, binh đao, con người cũng bị xô đẩy vào sự hỗn loạn của xã hội, cuộc sống rơi vào cảnh đói rét lầm than, nhiều người trong dòng họ  do sự mưu sinh đã phải xa xứ làm ăn, lập nghiệp  và nhiều người tham gia vào các cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc.


Thời gian này việc chăm lo họ tộc cũng bị tản mát, không ai để ý ghi chép, sao lục  sự kế thừa thuở trước của dòng tộc. Đầu thế kỷ 19 chiến tranh nối tiếp chiến tranh, nguồn gốc họ tộc cũng xuất xứ từ thành phần nghèo khó, lúc bấy giờ (khi cách mạng tháng Tám năm 1945 cướp chính quyền giành thắng lợi)  đánh giá thành phần thì cũng chỉ là bần cố nông, cuộc sống họ tộc đa phần là những người nông dân thuần túy, sống trung thành với cách mạng, với Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ ngày chống Pháp, rồi đến những năm tháng chống Mỹ, mỗi người xa xứ mỗi nơi, quê hương lại là vùng bị chiến tranh phá hoại ác liệt, những tài liệu có ghi chép thì thất lạc hết. Khi chiến tranh kết thúc, hòa bình lập lại, thế hệ con cháu tham gia chiến đấu và tham gia công tác xã hội cư ngụ rải rác khắp trên toàn quốc để sinh sống-làm ăn, rồi lại sinh cơ lập nghiệp khắp mọi nơi. Những bậc bô lão bám trụ quê hương thì mỗi ngày một già yếu và lần lượt về theo tiên tổ, không ai ghi chép, tập hợp lại việc đời nối đời của họ tộc (/dòng họ). Khi lớp hậu duệ muốn ghi chép, tìm hiểu thì không có tài liệu.


Ngày xưa, hàng năm cúng, tế, lễ  thì tiến hành ở nhà riêng của các cụ tộc trưởng từng đời.

Đến năm 1991, ông Đồng Xuân Thích (tức Đồng Thích, lúc bấy giờ là giữ vai trò Tộc trưởng của họ Đồng Xuân tại xã Đức Châu- nay là xã Tùng Châu, Đức Thọ, Hà Tĩnh) trước khi qua đời có ghi lại một số chi tiết nhưng không đầy đủ cả họ tộc, mà chỉ ghi từ đời ông Đồng Xuân Mạnh trở xuống về một nhánh; nên việc tập hợp cả họ rất khó. Sau năm 1991 (sau khi ông Đồng Thích qua đời), năm 1992 ông Đồng Xuân Lan làm việc ở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (ông Lan định cư tại Hà Nội) về Tường Xá - Đức Châu - Đức Thọ (về quê) tập hợp anh em trong họ và chủ trì khởi xướng xây dựng nhà thờ họ Đồng và đã được con cháu của ông Đồng Thích cung hiến một lô đất ở trong vườn ông Thích để làm một nhà thờ nhỏ nhằm thờ phụng tổ tiên vào năm 1992. Lúc bấy giờ họ mới có nhà thờ riêng.


Các thế hệ con cháu trong họ càng ngày càng tiến bộ, trưởng thành và phát triển đông thêm. Xét thấy nhà thờ họ lúc bấy giờ là quá nhỏ không đáp ứng được không gian và diện tích cho nhu cầu phúng viếng, tri ân tổ tiên, cho nên ngày 12/02/2004, ông Đồng Xuân Lan một lần nữa chủ trì cùng anh em con cháu trong họ đóng góp tiền và xin đất nhà ông Thích để làm lại nhà thờ mới rộng, to đẹp hơn (quay hướng Đông-Nam nhìn ra dòng sông Lam thoáng mát, trên nền nhà thờ cũ) và khang trang hơn.


Đồng thời, cùng giai đoạn này (tức khoảng từ tháng 02 năm 2004), trong họ cũng xin đất để xây nghĩa trang Họ tại khu mồ mả Nhà Mốc / Nhà Móc, xã Đức Châu (Đất nghĩa trang là đất của bà Ý ông Du đổi đất % tặng họ tộc).

- Do cả quá trình biến đổi của dòng sông Lam, đất bên lở bên bồi cứ thay đổi, nên phần mộ của các cụ Cao tổ bị thất lạc  tìm không thấy. Ngày rằm tháng 6 năm 2004, quyết định của anh em trong họ lập mộ chiêu hồn các cụ tại nghĩa trang thôn.

Đến rằm tháng Giêng năm 2012, chi nhánh các cụ ở Hương Khê về sáp nhập họ vào nhà thờ, gồm có chi của cụ Tổ khảo Đồng Xuân Lai và chi của cụ Tổ khảo Đồng Xuân Bích.


Theo nguyện vọng của các bậc lão thành và họ tộc, các cặp vợ chồng: Đồng Xuân Đường+ Lê Thị Kim Cúc, Đồng Xuân Vinh+ Phan Thị Thu Nga, Đồng Xuân Hùng+ Đỗ Thanh Hương cùng khởi xướng  trình lên toàn bộ các cụ trưởng lão và mọi người trong dòng tộc để đề nghị tôn tạo lại nhà thờ, làm thêm bái đường cho khang trang, to đẹp  và đã được toàn họ tộc đồng thuận, cùng với sự đóng góp nhiệt tình đầy ý nghĩa và trách nhiệm của toàn thể họ tộc, người ít, người nhiều  tạo thành sức mạnh.


Ngày 12 tháng 02 âm lịch (năm 2019): khởi công tôn tạo nhà thờ, và hoàn thành ngày 20 tháng 6 năm Kỷ Hợi 2019; cả quá trình xây dựng có sự nhiệt tình lao động ủng hộ của toàn họ tộc, đặc biệt là các gia đình những ông: Đồng Xuân Hòa, Đồng Xuân Linh, Đồng Xuân Cơ và anh chị em, con cháu ở quê nhà, có sự đầu tư sát sao, kịp thời và hiệu quả của các cặp vợ chồng: Đồng Xuân Vinh+ Phan Thị Thu Nga, Đồng Xuân Hùng+ Đỗ Thanh Hương, Đồng Xuân Thọ cùng toàn thể con cháu trong họ tộc. Họ tộc thống nhất: vào ngày 20 tháng 6 năm Kỷ Hợi 2019 làm lễ Hàn Long mạch – Yên vị thờ phụng tổ tiên, đồng thời đón chào nhiều đoàn khách trong tỉnh, ngoài tỉnh và Hòa thượng Thích Gia Quang (tức Đồng Xuân Thu, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Liên Phái) trực tiếp về chủ trì làm lễ Hàn Long mạch – Yên vị cho Tổ tiên   sau khi hoàn công tôn tạo.


Hiện tại để khảo cứu lại lịch sử của dòng họ Đồng Xuân tại Tường Xá- Đức Châu- Đức Thọ- Hà Tĩnh thì còn có nhiều cái khó; các cụ nhớ không đầy đủ  mà cũng không logic với các nhánh, mỗi nhánh chỉ nhớ nhánh của mình chứ không ai nhớ sự logic của các nhánh hợp lại.

Theo ông Lai và bà Bích kể lại thì các giai đoạn như sau: Tính từ đầu thế kỷ 19 là vào khoảng năm 1911 trở lại đây, ông Đồng Xuân Bảy là người giữ vai trò tộc trưởng họ Đồng tại Tường Xá- Đức Châu- Đức Thọ- Hà Tĩnh  có vợ sinh được 01 nam là Đồng Xuân Lai, sau khi ông Bảy qua đời – ông Lai còn nhỏ, mẹ con đưa nhau lên Nghĩa Đàn – Nghệ An sinh sống.


Lúc này ở Đức Châu trong họ đề cử ông Đồng Xuân Hòa (Hòe Châu), ông Hòe Châu không có con, khi ông Hòe Châu già yếu, việc họ tộc giao lại cho ông Đồng Xuân Niệm (ông cu Niệm Nhự), ông Niệm Nhự không có con trai, chỉ sinh được 01 người con gái (tên là o Toàn Niệm). Sau khi ông Niệm qua đời, việc họ giao lại cho ông Đồng Xuân Cu.

Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, (không nhớ là năm nào) thì mẹ con ông Lai về quê sinh sống, ông Đồng Xuân Cu giao lại vai trò Tộc trưởng cho ông Đồng Xuân Lai; đến năm 1960.

Ông Đồng Xuân Lai đi công nhân Nông trường 20-4, thời gian này thì việc họ vẫn cúng tế tại nhà ông Lai. Vào khoảng năm 1965 ông Lai về đón mẹ lên sinh sống và lập nghiệp tại Hương Khê, Hà Tĩnh.


Lúc bấy giờ, việc họ tộc giao lại cho ông Đồng Xuân Thích (tức ông Đồng Thích) đảm nhận. Hàng năm  cúng tế Họ được cử hành tại nhà ông Thích. Đến năm 1991 ông Đồng Thích qua đời thì đảm nhiệm vai trò Tộc trưởng giao lại cho ông Đồng Xuân Thịnh- con trai trưởng của ông Thích cho đến năm 2012.

- Sau khi nhà thờ họ làm lại lần thứ 2, đến năm 2012, con trai trưởng ông Đồng Xuân Lai là ông Đồng Xuân Tuấn + ông Đồng Xuân Ca và những anh em các chi nhánh ở Hương Khê về nhập tế họ tại nhà thờ quê gốc thì trong họ thống nhất giao vai trò Tộc trưởng cho ông Đồng Xuân Tuấn- con trai cả của ông Đồng Xuân Lai và là cháu đích tôn ông Đồng Xuân Bảy.

*  Trong họ trước đây còn có các ông: (nhưng không ai nhớ là thuộc nhánh nào, chi nào):

1. Ông Nuôi Thìn   (Đồng Thìn).

2. ông Nuôi Nghĩa  (Đồng Nghĩa) đi hướng miền tây Nghệ An. (Nghĩa Đàn).

3. ông Tam Phàn - ông Nuôi Phàn   (Đồng Phàn) ở Trại Côc. (Trên trang http://thegioidisan.vn/vi/cac-phe-tich-lien-quan-den-hoang-hau-bach-ngoc-o-duc-tho-ha-tinh.html tác giả Lê Bá Hạnh viết: “Địa điểm Trại Côc, hiện nay thuộc xã Tân Hương” huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh). Lưu ý: tiếng Nghệ Tĩnh gọi “Trại Côc” thành “Trại Côốc”.

4. Chú Thuần (Đồng Thuần) ở làng Châu Diên.

5. Ông Cửu Văn (tức ông Đồng Văn) có các con trai là: Đồng Văn Liên (ông Cháu Liên) và Đồng Văn Cừ (ông Cháu Cừ), đều ở chợ Hiếu – Nghĩa Đàn – Nghệ An. Nhánh này được ghi rõ trong Gia phả chi nhánh họ Đồng tại Thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.

6. Ông Cháu Vấn (tức Đồng Vân) có con là Đồng Xuân Hồng.

7. Ông Cháu Tùng (tức ông Đồng Xuân Huề), đi vào hướng Hà Tĩnh. Nhánh này bây giờ được tìm thấy trong Gia phả chi nhánh họ Đồng tại Thị trấn Cày, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.


Nói chung, trong gia phả cũng chỉ ghi được từ đời Thủy tổ được hiểu là ông Đồng Xuân Mạnh, còn từ thân sinh ra Thủy tổ trở lên bị thất truyền do tình trạng di cư, phân tán, lưu lạc, mất tích hoặc do thủy, hỏa, đạo tặc nên gia phả bị thất lạc..v.v (chỉ còn lại phần truyền ngôn)...\

Họ Đồng ở đây chính là quê hương của GS.TS.Đại tá Đồng Xuân Thọ, Phó trưởng ban liên lạc họ Đồng Việt Nam.

Nhánh họ Đồng ở đây chỉ có 53 suất đinh.


Trưởng tộc: Đồng Xuân Tuấn


Họ Đồng ở Thị Trấn Cày, Thạch Hà, Hà Tĩnh


(Thuộc Nhánh Tùng Châu, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

Cụ: Đồng Xuân Hưng viết tại Thạch Thượng, Thạch Hà, Hà Tĩnh, mùa thu 1987-Đinh Mão, (trước đó, gia phả được lập năm 1960) như sau: Chi họ Đồng ở Đức Châu, Đức Thọ, Hà Tĩnh có 03 nhánh, gồm 5 “cửa” sau: 1) Cửa nhất di trú tại Hương Khê, Hà Tĩnh. 2) Cửa thứ 2 là cửa  Bố của cụ Đồng Xuân Huề di trú tại thị trấn Cày (xưa là xã Ngọc Điền, tổng Trung, phủ Thạch Hà, sau này gọi là xã Thạch Thượng), Thạch Hà, Hà Tĩnh.


Các cửa thứ 3, thứ 4 và thứ 5 vẫn ở tại ở Đức Châu, Đức Thọ, Hà Tĩnh.

Tạm coi là Đời thứ nhất của Cửa thứ 02 là Bố của cụ Đồng Xuân Huề có 02 vợ: vợ cả sinh ra ông Huề, vợ hai sinh ra ông Đồng Xuân Nghệ. Đại gia đình ở xã Tường Xá, tổng Thịnh Quả (nay là Đức Châu, Đức Thọ, HT). <<Trên trang http://thegioidisan.vn /vi/cac-phe-tich-lien-quan-den-hoang-hau-bach-ngoc-o-duc-tho-ha-tinh.html tác giả Lê Bá Hạnh viết: xã / tổng “Thịnh Quả (tên xưa là Bất Ngốc hay Phi Cảo), nay thuộc làng Diên Phúc, xã Đức Châu, huyện Đức Thọ”>>.


Đời thứ 2: cụ Đồng Xuân Huề (tức cố cháu Tùng.  tiền hương đình thọ lão. Đồng quý công phủ quân) đã ở xã Tường Xá, sau đó, từ năm 1897 đi vào xã Ngọc Điền, tổng Trung, phủ Thạch Hà (nay là thị trấn Cày, Thạch Hà, HT); chi họ Đồng này có nhà thờ bằng gỗ  năm 1952 đã bị bom của Thực dân Pháp phá hỏng; cụ Huề thọ 60 tuổi, mất ngày 13/5 âm lịch năm 1939, mộ ở Đồng Mồ. cụ Huề có vợ đầu (người ở xã Tường Xá) sinh được 03 con gái; vợ 02 là Lê Thị Ba (người ở xã Tường Xá, họ Lê Xuân, thọ 73 tuổi, mất ngày 29/12) sinh được: 03 nam, 03 nữ (đời thứ 3) là: Đồng Xuân Lộc, Đồng Xuân Lạc, Đồng Xuân Túc, Đồng Thị Viết, Đồng Thị Yêm, Đồng Thị Tỉu.


Đời thứ 2: cụ Đồng Xuân Nghệ (tức xin Nghệ, em ruột cùng cha khác mẹ với cụ Đồng Xuân Huề); cụ Đồng Xuân Nghệ đã đến cư trú ở xã Ngọc Điền (nay là thị trấn Cày), Thạch Hà, HT; mất ngày 07/11; lấy bà Phạm Thị Xin (thọ 55 tuổi, mất ngày 22/02) sinh được (đời thứ 3): Đồng Thị Xin (mất sớm) và 03 nam là: Đồng Xuân Nậy, Đồng Xuân Em, Đồng Xuân Bình.

Họ Đồng ở đây có 1 thạc sĩ Luật, 1 thạc sĩ, BS chuyên khoa cấp 1 Đồng Xuân Nam (Đồng Sĩ Nam)

Trưởng tộc: Đồng Xuân Thắng

Liên hệ, ở Vinh: Đồng Xuân Ngụ


Họ Đồng ở thôn Đồng Quang, xã Tiến Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh


Thủy tổ của dòng họ là Đồng Văn Chất, lăng mộ trong dòng họ được bảo quản và xây kiên cố có nghĩa trang riêng. Tổng số chi phái hiện nay là 5 chi với hơn 150 nhân khẩu, trong đó gần 80 suất đinh nhiều tuổi nhất gọi là thủ chỉ. Nhà thờ được xây dựng cách đây gần 100 năm, năm 1968 máy bay Mỹ ném bom bị hư hỏng, sau hòa bình, dòng họ quyên góp xây dựng lại, hiện nay thượng điện, trung điện, hạ điện, thường kỳ có sửa chữa, trùng tu khi cần thiết. Hàng năm dòng họ tổ chức giỗ họ vào ngày 28/11 âm lịch.


Dòng họ có gia phả gần 100 năm bằng chữ Hán, sau này chuyển sang chữ Quốc ngữ để cho con cháu dễ đọc khi lễ cúng.

Dòng họ có 37 hộ, 120 nhân khẩu, 87 suất đinh. 02 thượng úy, 5 liệt sĩ, có một giáo chức, hai trưởng phòng, 1 thượng tá công an, 3 thạc sĩ. Hàng năm trong dòng họ có con cháu học hành đỗ đạt đều được trích quỹ để khen thưởng, những gia đình hoạn nạn, nghèo khó được Họ tổ chức giúp đỡ về vật chất và ngày công động viên thăm hỏi.


Đồng Văn Hà