Họ Đồng tại Tuyết Diêm, xã Bình Thuận, Bình Sơn, Quảng Ngãi


Báo cáo họ Đồng huyện Bình Sơn nêu rõ, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 2 nhánh họ Đồng chính là: xã Bình Tân, xã Bình An, Bình Thuận thuộc huyện Bình Sơn; xã Nghĩa Dõng thuộc TP.Quảng Ngãi. Riêng nhánh họ Đồng Trinh ở Tuyết Diêm, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn là một trong những dòng họ lớn, có uy tín và tất cả đều có chữ đệm là ĐỒNG TRINH. Họ Đồng Trinh có 05 phái: Phái Đồng Trinh Tùng; Đồng Trinh Nghiệp; Đồng Trinh Nữ; Đồng Trinh Gà; Đồng Trinh Toàn (xã Bình Đông).

Theo gia phả bằng chữ Hán nôm được lâp từ năm 1930 thì họ Đồng Trinh ở Tuyết Diêm lấy ngày 10/12 (âm lịch) làm ngày giỗ cụ Tổ là Đồng Trinh Tường. Hiện nay có 05 chi phái gồm: Đồng Trinh Tùng; Đồng Trinh Nghiệp; Đồng Trinh Nữ; Đồng Trinh Gà; Đồng Trinh Toàn (xã Bình Đông).

Tính đến 2020 họ Đồng Trinh có 9 đời, với tổng số hơn 100 hộ gia đình, khoảng hơn 300 nhân khẩu, 105 suất đinh và sinh sống chủ yếu bằng nghề đi biển, tập trung ở gần khu vực Cảng Dung Quất. Cuộc sống tuy có vất vả nhưng rất đoàn kết và yêu thương nhau.

Họ Đồng Trinh ở Tuyết Diêm có truyền thống hiếu học. Suốt từ năm 2010 đến nay, Ban khuyến học của dòng họ luôn được UBND xã Bình Thuận và huyện Bình Sơn tặng Giấy khen. Sau này khi trưởng thành, nhiều người họ Đồng trở thành giáo viên.

Nhà thờ ở đây được xây dựng từ năm 2007. Đã xây dựng được gia phả năm 1930.

Tuyết Diêm, xã Bình Thuận, Bình Sơn, Quảng Ngãi có 2 người mang hàm cấp tá; 04 thạc sĩ; 09 kỹ sư. Có Doanh nhân Đồng Trinh Hoàng, hiện là Phó Tổng giám đốc Điện Lực 4


Đồng Trinh Luận

Trưởng BLL họ Đồng huyện Bình Sơn


Họ Đồng làng Bala, xã Nghĩa Dõng, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi


Theo các cụ tổ tiên truyền lại, nguồn gốc họ Đồng ở làng Bala, xã Nghĩa Dõng, TP Quảng Ngãi từ Đàng Ngoài theo chúa Nguyễn vào phương Nam lập nghiệp ở làng Bala, xã Nghĩa Dõng, TP Quảng Ngãi khoảng 350 năm về trước.

Chi phái: Chánh Lãnh Binh Sơn Tây Đồng Văn Quỳ ở Bala, TP Quảng Ngãi

Riêng chi phái nầy trở ra đất Bắc công tác ở Bắc Ninh/ Sơn Tây 1802 – 1885 gần 1 thế kỷ, do tính chất lịch sử chi phái nầy phải trở lại vào Nam ở làng Bala, xã Nghĩa Dõng, TP Quảng Ngãi từ 1886- 1975. Từ năm 1975 đến nay sống ở thôn Quảng Tây, huyện Châu Đức, Bà Rịa- Vũng Tàu và Sài Gòn.

Nhà Thờ: Xây dựng năm khoảng 1888, nhà tranh vách đất 3 gian, trùng tu vào năm 1940 lợp ngói, vách xây và gỗ kiến trúc xưa. Đến 1975 do thời cuộc thay đổi nhà thờ tự tổ tiên không còn nữa.

Hiện thờ cúng tổ tiên tại nhà riêng: 25A Phan Bá Phiến, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Lăng mộ: Mộ cụ Quản cơ, Bắc Ninh Đồng Văn Đạt không biết ở đâu? Bắc Ninh hay Ba La, Quảng Ngãi.

Mộ cụ Chánh Lãnh Binh Sơn Tây Đồng Văn Quỳ và mộ cụ bà Trần thị Hành (vợ ông Quỳ) hiện còn ở Bala, xã Nghĩa Dõng, TP Quảng Ngãi.

Còn mộ của các cụ sau nầy do chính sách quy hoạch đất đai của nhà nước toàn bộ mồ mã của dòng tộc phải di dời vào Nam, Nghĩa Trang Phật Thầy Tây An, thôn Quảng Tây, xã Nghĩa Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Gia phả: Gia Phả do ông Đồng Cát Phủ (con ông Quỳ) biên soạn bằng chữ Hán Nôm khoảng sau 1920, dịch ra tiếng Việt do ông Đồng Văn Đệ, con Út ông Phủ và ông Đồng Trọng Tích cháu đích tôn hiệu đính (1997). Hiện gia phả tiếp tục hoàn thiện do ông Đồng Trọng Trí là chắt cháu đích tôn lưu giữ. Có cây gia phả do ông Đồng Trọng Trí thực hiện.

Truyền thống văn hóa của dòng họ

Có 3 cụ làm quan Triều Nguyễn:

Cụ Đồng Văn Đạt: Quan hàm Cáo thụ Minh Nghĩa Đô uý, Quản cơ Cơ Hậu Thắng, tỉnh Bắc Ninh.

Là một thanh niên quê quán thôn Ba La, xã Nghĩa Dõng TP Quảng Ngãi, tham gia quân đội cho Triều Nguyễn từ lúc còn trai trẻ, ông được điều ra Bắc Ninh công tác. Năm Gia Long thứ I ông đã được phong ”Ðội nội đội phó đạt từ hầu suốt đội”, đặc biệt Minh Mạng thứ 8 (1827) sắc phong  ”Chánh lục phẩm”, đến năm Minh Mạng thứ 21 (1840 DL) ông về hưu tại Bắc Ninh với chức ”Quản cơ Cơ Hậu thắng”.

Cụ Ðồng Văn Quỳ, Chánh Lãnh Binh Sơn Tây (1835-1889)

Quan hàm: Đại Nam Cáo thụ Cương Dũng Tướng quân Lãnh binh Sơn Tây tỉnh, Đồng thứ Công An đạo dân, Đạo thúc thị, biệt hiệu Bộ Vân Tử, tước Cương Túc hầu.

Cụ Ðồng Văn Thông tức Ðồng Cát Phủ, Ất Sửu (1865 -1929)

Quan hàm: Đại Nam Cáo thụ Triều liệt Đại phu, Quang Lộc tự Thiếu khanh, Tán trị Thiếu doãn La Xuyên Đồng Cát Phủ, tự Chu Sĩ, thuỵ Đoan Lượng hầu.


Đồng Trọng Trí


Họ Đồng ở xã Nghĩa Dõng, TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi


Theo tài liệu do ông Đồng Hoài Minh cung cấp: Họ Đồng ở xã Nghĩa Dõng, thành phố Quảng Ngãi có khoảng hơn 200 hộ gia đình với gần 600 nhân khẩu. Họ Đồng về đây sinh sống khoảng 300 năm, có 3 chi, 6 phái, có nhà thờ và phả hệ. Tuy nhiên, do chiến tranh gia phả đã bị thất lạc, hiện đang có kế hoạch xây dựng lại.

Theo quy ước, họ Đồng ở đây dù cùng nhánh, hay khác nhánh, chi, phái không được phép lấy nhau. Đây là quy định bất di bất dịch.

Ngày giỗ Tổ: 20/3 và 16 tháng Chạp hàng năm.

Họ Đồng xã Nghĩa Dõng, TP.Quảng Ngãi, Quảng Ngãi

(Đồng Văn Chất- Phái 2)

Trưởng họ phái 2: Đồng Văn Tỏa (Đã mất)

Lịch sử gia tộc có từ thế kỷ XVI theo ông Tổ là 1 viên quan về phía Tây tỉnh Quảng Ngãi đến nay cụ thể là Đông Văn Chất.

Hiện tại có 2 sắc phong thời vua chúa trao tặng hiện còn lưu trữ.

Tổng số chi phái nhà thờ chính ở thôn 1, xã Nghĩa Dõng do ông Đồng Một làm Trưởng tộc chia làm 3 phái:

Hiện phái 2 là ông Đồng Văn Tiến làm Trưởng tộc chia làm 3 chi. 1) Chi 1: Ông Đồng Văn Trợ - Trưởng chi ở Bàu Hà, Nghĩa Dõng, TP. Quảng Ngãi. 2) Chi 2: Ông Đồng Cẩm - Trưởng chi ở Nghĩa Trung, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi. 3) Chi 3: Ông Đồng Cao Siêu - Trưởng chi ở Hành Dũng, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi.

Tính từ cụ Tổ Đồng Văn Chất (Đồng Văn Chất có sắc phong của thời vua chúa trao tặng) đến nay tổng cộng 9 đời, cúng Tổ thanh minh hằng năm ngày 14/3 âm lịch cùng tổ chức ở tư gia Trưởng tộc Đồng Văn Tiến.

Những người tiêu biểu: Cụ Tổ Đồng Văn Chất (cụ có sắc phong của thời vua chúa trao tặng); Cụ Đồng Văn Toả đi tập kết ra Bắc, 1975 về Nam lại. Có 2 Huân chương kháng chiến hạng nhất, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều Huân chương, bằng khen khác. Hiện tại đã mất; Ông Đồng Văn Tiến, từng đi bộ đội ở Campuchia, có 2 Huân chương chiến công hạng 3 và Huy hiệu vì nghĩa vụ quốc tế, Huy hiệu chiến sĩ vẻ vang và nhiều bằng khen.


Đồng Văn Tiến

Trưởng tộc


Họ Đồng ở thôn Diên Lộc, xã Bình Tân Phú, Bình Sơn, Quảng Ngãi


Theo các cụ cao niên kể lại, họ Đồng từ phương Bắc vào sinh sống lập nghiệp tại Quảng Ngãi cuối thế kỷ XVI. Theo ông Tổ là 1 viên quan về đây mở rộng đất đai phía Tây Quảng Ngãi mãi đến nay.

Hiện nay, họ Đồng ở đây có 2 chi, một chi sống ở xã Bình An, Bình Sơn, Quảng Ngãi, một chi ở xã Bình Tân Phú, Bình Sơn, Quảng Ngãi. Tính đến năm 2020 có 10 đời, với 324 suất đinh. Ngày giỗ cụ Thượng tổ ông: Ngày 18 tháng chạp

Nhà thờ được xây dựng từ năm 2000 tại thôn Diên Lộc, xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Gia phả hiện đã bị thất lạc do chiến tranh chưa làm lại

Dòng họ Đồng ở đây hiện nay có 1 sĩ quan cấp tá, 76 Kỹ sư, cử nhân. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ có 9 Liệt sĩ; 2 Mẹ Việt Nam Anh hùng.

Trưởng tộc Đồng Thanh Tấn

 

Họ Đồng ở thôn Tân Hội, xã Nghĩa Trung, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi


Nguồn gốc từ phái II nhà thờ Ba La Xã Nghĩa Dũng Thành phố Quảng Ngãi. Được con cháu trong bổn tộc gồm 4 chi phái: Phái I, Phái II ở Nghĩa Trung, Tư Nghĩa; Phái III ở xã Hành Thuận, Phái IV ở xã Hành Nhân, Nghĩa Hành từ thời tiền bối xây dựng trước năm 1930 bằng khung gỗ lợp tranh, vách đất với diện tích trên 30 m2 theo hình thức nhà 3 gian để thờ tự

Đến năm 1997 được con cháu trong bổn tộc góp vốn, công sức xây dựng lại trên diện tích cũ bằng tường gạch, nền ciment lót gạch, khung gỗ lợp ngói để thờ tự. Được bố trí 3 bàn thờ.

Trước bàn thờ giữa là bàn thờ Đệ Nhị Tổ Pháp Loa Đồng Kiên Cương, hai bên có hai bức liễn thờ ghi: Tổ Ân Phụ Đức Thiên Niên Thạnh- Tử Hiếu Tôn Hiền Vạn Đại Vinh

Trên cửa trước vào nhà thờ là bức Hoành Phi với dòng chữ Nhà thờ họ Đồng, chi phái Tân Hội, Nghĩa Trung, bên dưới ở giữa là lô gô Họ Đồng Việt Nam được bổ sung vào năm 2023.

Từ khi được xây dựng nhà thờ từ trước năm 1930 đến nay hằng năm được cúng tế theo hai lệ. Lệ xuân (Thanh Minh) vào ngày 28 tháng giêng âm lịch; lệ Thu vào ngày 11 tháng 9 âm lịch. Lễ tế từ ông Cao trở lên, dưới ông Cao do bốn chi phái thờ tự giỗ và chạp mã hàng năm theo chi phái mình.

Về mồ mã do trong thời chiến tranh thất lạc, hiện nay đã được quy tập về một khu nghĩa địa của họ tộc gồm 14 bộ có nhà bia thờ chung. Toạ lạc tại thôn Tân Hội, xã Nghĩa Trung, nhà thờ có gia phả được lập từ phái II nhà thờ Ba La đến nay.


Ông Đồng Cẩm

Trưởng tộc họ Đồng, chi phái Tân Hội - Nghĩa Trung