Ngày 07/4/2024, tại chùa Vĩnh Nghiêm (xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, Bắc Giang), Ban liên lạc họ Đồng Việt Nam tổ chức Lễ tưởng niệm 694 năm Đệ nhị tổ Pháp Loa - Đồng Kiên Cương viên tịch và Gặp mặt họ Đồng toàn quốc lần thứ 6-2024

Tới tham dự buổi lễ về phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam có: Tiến sĩ, Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hòa thượng Thích Thiện Văn, Uỷ viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bắc Giang, Viện Chủ Tổ Đình Vĩnh Nghiêm, cùng các vị Thượng tọa, Đại đức, tăng ni thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bắc Giang và một số tỉnh thành.

tm-img-alt

Về phía tỉnh Bắc Giang có ông Trịnh Văn Ánh, Tỉnh uỷ viên, Tổng biên tập Báo Bắc Giang, Chủ tịch Hội Nhà báo Bắc Giang; Bà Nguyễn Thị Liên, Phó trưởng ban thường trực Ban Dân vận Tỉnh uỷ Bắc Giang; Ông Nguyễn Sĩ Cầm, Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang; Đại diện Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Giang; Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang; Đại diện các cơ quan ban ngành huyện Yên Dũng và xã Trí Yên.

tm-img-alt
Hòa thượng Thích Thiện Văn, Uỷ viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bắc Giang, Trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm trặng hoa chúc mừng Đại lễ

Về phía Ban liên lạc họ Đồng Việt Nam có: GS, TS.Trung tướng, Đồng Minh Tại, nguyên Giám đốc Học viện Hậu cần, Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban liên lạc họ Đồng Việt Nam; Các Phó trưởng ban, Ủy viên Ban liên lạc họ Đồng Việt Nam; Trưởng, Phó Phó trưởng Ban liên lạc họ Đồng các tỉnh, thành trên toàn quốc; Các vị Trưởng tộc, Chủ tịch Hội đồng gia tộc của 185 nhánh, chi tộc họ Đồng trên toàn quốc; Cùng hơn 3.500 đại biểu là con cháu họ Đồng đến từ khắp mọi miền tổ quốc.

tm-img-alt
GS, TS.Trung tướng, Đồng Minh Tại, nguyên Giám đốc Học viện Hậu cần, Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban liên lạc họ Đồng Việt Nam phát biểu

Theo báo cáo của Trưởng ban liên lạc Đồng Minh Tại, dòng họ Đồng ở Việt Nam đã có từ lâu đời chiếm tỉ lệ nhỏ (khoảng 0,8 %) dân số. Đến nay họ Đồng Việt Nam đã kết nối được 185 chi nhánh họ Đồng ở 35 tỉnh thành trong cả nước. Những tỉnh có người họ Đồng sinh sống đông như: Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang, Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi...

Trải qua nhiều trăm năm lịch sử mà tộc phả còn nối truyền, con cháu họ Đồng Việt Nam hiện có mặt ở khắp mọi vùng miền trong cả nước, có hậu duệ ở nhiều nước trên thế giới. Dòng họ Đồng ở Việt Nam tự hào có truyền thống hiếu kính tổ tiên “Chim có tổ, người có tông”, có danh nhân – khoa bảng, có văn quan – võ tướng ở các thời kỳ; đặc biệt hơn là có truyền thống tu hành, tiếc rằng chưa có tư liệu đủ đầy, cũng như chưa có thời gian tham chiếu để thống kê hết chân dung các vị tu hành trong lịch sử họ Đồng.

tm-img-alt
tm-img-alt
Chương trình văn nghệ chào mừng

Nhờ ơn nhờ phúc Tổ tiên, các thế hệ con cháu họ Đồng đã luôn kề vai, sát cánh cùng trăm họ Việt Nam, đóng góp công sức, trí tuệ của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều người đã trở thành danh nhân, hào kiệt từ rất xa xưa như: Đệ Nhị tổ Pháp Loa-Đồng Kiên Cương; Các Tiến sĩ được lưu danh trong Văn Miếu- Quốc Tử Giám như: TS. Đồng Thức, TS. Đồng Văn Giáo, TS. Đồng Hãng; TS. Đồng Đắc; TS. Đồng Tồn Trạch; TS. Đồng Nhân Phái...

Những giai đoạn tiếp theo có Nhà cách mạng tiền bối Đồng Sỹ Bình (Thừa Thiên Huế); Anh hùng LLVTND, liệt sỹ Đồng Quốc Bình (Hải Phòng); Anh hùng LLVTND, Liệt sĩ Đồng Phước Huyến (Quảng Nam)...

Trong thời đại Hồ Chí Minh, về lĩnh vực khoa học, giáo dục, y tế, quân đội, công an, văn hóa, có rất nhiều người họ Đồng Việt Nam thành đạt. Theo số liệu thống kê, cho đến thời điểm hiện nay, họ Đồng có 6 Giáo sư, 12 Phó giáo sư, hàng ngàn tiến sĩ, thạc sĩ. Có 4 NSND, 2 NSUT, hàng chục NGUT, Thầy thuốc ưu tú.

tm-img-alt
Hơn 3.500 đại biểu là con cháu họ Đồng đến từ khắp mọi miền tổ quốc về tham dự Đại lễ

Trong đó phải kể đến: Trung tướng Đồng Văn Cống; GS.TSKH Đồng Sĩ Hiền; GS.TS.Trung tướng Đồng Minh Tại; GS.TS Đồng Thị Anh Đào; GS.TS Đồng Văn Nhì; GS.TS.Thiếu tướng Đồng Khắc Hưng; PGS.TS.Trung tướng Đồng Đại Lộc; Thiếu tướng Đồng Văn Sơn; GS.TS. Đại tá Đồng Xuân Thọ; PGS.TS. Đồng Văn Hệ; PGS.TS Đồng Kim Hạnh; PGS, TS Đồng Văn Quyền; Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang; Ông Đồng Văn Lâm, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh; Bác sĩ Đồng Thị Cẩm Ngọc, hiện đang sinh sống và làm việc tại Houston (Hoa Kỳ), năm 2023, Đồng Thị Cẩm Ngọc lọt vào danh sách Top 100 Bác sĩ nha khoa xuất sắc Toàn cầu; Em Đồng Ngọc Hà đã giành huy chương Bạc Olympic Sinh học quốc tế năm 2020. Em đã được Chủ tịch nước trao tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Ba; Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giáo dục & Đào tạo tặng Bằng khen....

tm-img-alt
NSUT Văn Tân thể hiện hình tượng Bác Hồ trên sân khấu Đại lễ với chủ đề " Tổ quốc và Đạo pháp". Ông đã có 50 năm thể hiện thành công hình tượng Bác Hồ trên sân khấu với 2.015 buổi biểu diễn

Đặc biệt trong năm 2023, họ Đồng Việt Nam có 3 Nghệ sĩ ưu tú được Nhà nước phong tặng Nghệ sĩ Nhân dân, đó là: NSND Đồng Thị Tuyết Thanh; NSND Đồng Thị Quế Anh, NSND Đồng Văn Minh.

Trong lĩnh vực xây dựng phát triển kinh tế, vừa làm giàu cho quê hương, đất nước, vừa làm giàu cho gia đình và tạo công ăn việc làm cho nhiều con cháu họ Đồng. Nhiều người đã trở thành những doanh nhân họ Đồng thành đạt, nét chung của họ đó là luôn hướng về dòng họ. Tiêu biểu là Doanh nhân Đồng Văn Bột, Đồng Tuấn Vũ, Đồng Quang Hải, Đồng Văn Sơn, Đồng Xuân Thọ, Đồng Thanh Hải, Đồng Thế Triệu...

tm-img-alt
Tiến sĩ, Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cung tuyên tiểu sử của Đệ nhị tổ Pháp Loa- Đồng Kiên Cương
tm-img-alt
Hòa thượng Thích Thiện Văn, Uỷ viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bắc Giang, Trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm phát biểu

Đặc biệt, trong phần Cung tuyên tiểu sử Đệ nhị tổ Pháp Loa- Đồng Kiên Cương, Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết: Thời nhà Trần, có đức vua Trần Nhân Tông đã xuất gia tu Phật trên đỉnh Yên Tử và lập nên Thiền phái Trúc lâm Yên Tử. Cũng chính giai đoạn này, một danh tăng người họ Đồng đã làm rạng danh cho lịch sử Phật giáo Việt Nam, đó là Đệ nhị tổ  Pháp Loa- Đồng Kiên Cương.

Thiền sư Pháp Loa sinh năm Giáp Thìn (1284) tại làng Cửu La, huyện Chí Linh, lộ Lạng Giang (nay là huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương), cha là Đồng Thuần Mậu, mẹ là Vũ Từ Cứu.

tm-img-alt
Đệ nhị tổ Pháp Loa -Đồng Kiên Cương (1284-1330)

Trong lịch sử các Thiền sư Việt Nam từ xưa đến nay, Pháp Loa là một trong những vị Thiền sư tiêu biểu nhất, đã quy tụ và chinh phục được các hàng vương tôn, quý tộc, khiến cho họ tín nhiệm, quy y và ủng hộ hết mình trong việc xiển dương Phật pháp.

Nhị tổ Pháp Loa là người đã đề xuất, kết tập và tiến hành in ấn bộ Đại Tạng kinh Việt Nam. Ngài cũng là nhà sư đầu tiên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thống nhất Phật giáo, thiết lập một tổ chức Giáo hội Phật giáo thống nhất đầu tiên.

Pháp Loa còn là người khởi xướng thiết lập sổ bộ tăng, ni và tự viện để quản lý tăng, ni, tự viện một cách khoa học, hệ thống trên khắp cả nước.

Trong vòng 22 năm hoạt động phật sự, Nhị tổ Pháp Loa đã mở 13 giới đàn, tiếp độ cho hàng trăm thành viên của hàng vương thân quốc thích, và khoảng 15 ngàn tăng, ni; trong đó có khoảng 3.000 đệ tử đắc pháp.

tm-img-alt
Chùa Vĩnh Nghiêm, còn được gọi là chùa Đức La, là một ngôi chùa cổ tại làng Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Chùa Vĩnh Nghiêm - Bắc Giang là ngôi chùa cổ, là nơi lưu giữ lại bộ mộc bản gốc duy nhất của Phật phái Trúc lâm. Đã được UNESCO trao Bằng công nhận 3000 mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là di sản tư liệu ký ức thế giới.

Nhị tổ không chỉ quan tâm đến việc trao truyền giới pháp mà còn rất chú ý đến việc diễn giảng các bộ kinh luật quan trọng để các đệ tử hiểu rõ đường lối tu hành. Ngài đã mở hàng chục khóa giảng, mỗi khóa giảng, thính chúng đến nghe hằng nghìn người. Khóa nào ít nhất cũng trên năm, sáu trăm người.

Sử sách còn ghi chép, năm 1314, Ngài Pháp Loa đã cho đúc ba tượng Phật cao 17m; năm 1327 đúc xong pho tượng Phật Di-lặc cao 1 trượng 6 và tượng các Thánh Tăng.

Để tạo điều kiện cho tăng, ni và phật tử có nơi thuận tiện tu học và lễ bái, Ngài Pháp Loa đã đứng ra khai sơn các cảnh chùa, kiến tạo Tăng xá và xây dựng các ngôi Bảo tháp. Theo thống kê thì Ngài đã khai sơn hai cảnh chùa lớn, xây năm ngôi tháp và kiến tạo hơn 200 tăng xá.

Bố thí, trai đàn, cầu mưa, tháng 10 năm 1319 gặp trời hạn hán, dân chúng đói khổ, vua xuất của kho riêng hơn 100 lượng vàng và 500 lượng bạc, giao cho Ngài Pháp Loa mở hội bố thí cho những người nghèo đói.

tm-img-alt
Cuốn sách họ Đồng Việt Nam tập 2 dành phần trang trọng để giới thiệu về thân thế và sự nghiệp của Thiền sư Pháp Loa- Đồng Kiên Cương

Đệ nhị tổ Pháp Loa -Đồng Kiên Cương là một người toàn diện. Không những lưu tâm đến việc trao truyền giới pháp, thuyết giảng luật luận, soạn thuật kinh sách, mà Ngài còn chăm lo đào tạo tăng tài, mở mang tùng lâm thắng cảnh, lưu tâm đến việc cứu tế xã hội. Tuy chỉ hiện diện 47 năm trên cõi trần gian, ròng rã suốt 26 năm tận tụy quên mình phụng sự đạo pháp, nhưng Pháp Loa -Đồng Kiên Cương đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh mà thầy mình là Trần Nhân Tông giao phó, trở thành vị tổ nổi tiếng của dòng thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

"Truyền thống tốt đẹp của Tổ tiên, truyền thống tu học của bậc cao tăng đắc pháp như Thiền sư Pháp Loa - Ngài sẽ mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho tăng, ni, phật tử và hậu duệ của dòng tộc họ Đồng Việt Nam tự hào về truyền thống tổ tiên mình.", Hòa thượng Thích Gia Quang chia sẻ thêm.

tm-img-alt
Ban liên lạc họ Đồng Việt Nam đã quyết định trao tặng và vinh danh "Bảng vàng Đồng tộc" lần thứ 2- 2024 cho 6 cá nhân

Cũng nhân dịp gặp mặt này, Ban liên lạc họ Đồng Việt Nam đã quyết định trao tặng và vinh danh "Bảng vàng Đồng tộc" lần thứ 2- 2024 cho 6 cá nhân đã được nhà nước trao giải thưởng lớn; có thành tích nổi bật trong học tập, công tác và có nhiều đóng góp cho các hoạt động của họ Đồng Việt Nam.

Một số hình ảnh buổi Lễ:

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
Những cá nhân được vinh danh "Bảng vàng Đồng tộc" lần thứ Hai- 2024

1.Hòa thượng Thích Gia Quang (thế danh Đồng Văn Thu), quê ở Yên Hồng, Ý Yên, Nam Định. Hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Phật học, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang; Trụ trì Chùa Liên Phái (Hà Nội).

2. Đại đức Thích Chân Thường (thế danh là Đồng Xuân Tuấn), quê ở Xuân Phong, Chu Điện, Lục Nam, Bắc Giang. Hiện Trụ trì tại Chùa Linh Xuân. (Tú Đôi, Kiến Thụy, Hải Phòng).

3.Nghệ sỹ Nhân dân Đồng Thị Tuyết Thanh, quê gốc Liên Xương, xã Hiển Khánh, Vụ Bản, Nam Định. Sinh ra tại 36 Hàng Đường, Hà Nội. Nguyên là Nghệ sĩ công tác tại Đoàn ca nhạc - Đài tiếng nói Việt Nam.

4.Nghệ sĩ Nhân dân Đồng Văn Minh, quê Duyên Yết, xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Nhà hát Ca múa nhạc Trung ương.

5.Nghệ sỹ Nhân dân Đồng Thị Quế Anh, quê làng Trà Đình, xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, Quảng Nam. Hiện là Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai.

6. Bác sĩ Đồng Thị Cẩm Ngọc (Thuộc nhánh họ Đồng xã Trường Long, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ). Hiện đang sinh sống và làm việc tại Houston (Hoa Kỳ). Năm 2024, Bác sĩ nha khoa Đồng Thị Cẩm Ngọc lọt vào danh sách Top 100 Bác sĩ nha khoa xuất sắc Toàn cầu.