Hội đồng Gia tộc họ Đồng nhánh Luộc Giới, xã Tam Hiệp, tỉnh Bắc Giang trân trọng kính mời BLL họ Đồng Việt Nam, đại diện các nhánh họ Đồng, bạn bè gần xa, cùng toàn thể bà con cô bác, con cháu (kể cả dâu rể) trong dòng tộc hiện đang sinh sống và làm việc trên mọi miền tổ quốc về dự Lễ khánh thành nhà thờ Tổ họ Đồng xã Tam Hiệp.
- Thời gian: 8 giờ, ngày 08 tháng 02 năm 2017 Di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế bao gồm: Đình, chùa, đền, miếu có niên đại khởi dựng vào thời Hậu Lê và thời Nguyễn thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Tại huyện Yên Thế, có 9 điểm di tích được xếp hạng,cụ thể:
+ Đình Dĩnh Thép. 1. Đình Dĩnh Thép, xã Tân Hiệp: Nơi nghĩa quân Yên Thế tổ chức Đại hội để bầu ra thủ lĩnh lãnh đạo cuộc khởi nghĩa năm 1888. Ngày 24/10/1894, đình Dĩnh Thép là nơi diễn ra cuộc trao trả tù binh, nghĩa quân Đề Thám nhận tiền chuộc là 15 hòm bạc trắng (tương đương 15.000 frăng) và trả tự do cho Sécnay - một đại địa chủ kiêm thầu khoán, chủ bút báo Tương lai xứ Bắc Kỳ và nhân viên đi theo Lôgiu. 2. Đền Thề, thị trấn Cầu Gồ: Nơi hàng năm làm lễ cầu siêu cho các nghĩa sĩ và là nơi tế cờ trước mỗi lần xuất quân của Hoàng Hoa Thám. 3. Đồn Hố Chuối, xã Phồn Xương: Là đồn do Hoàng Hoa Thám thống lĩnh. Tại đây, vào cuối năm 1890, đầu năm 1891, nghĩa quân Yên Thế dưới sự chỉ huy của Hoàng Hoa Thám với lực lượng chỉ khoảng 150 người, đã liên tiếp đánh bại bốn cuộc tấn công lớn của Thực dân Pháp do các tướng Gôđanh, Tannơ, Mayơ rồi Phơrây chỉ huy cùng với 2.212 binh lính trang bị vũ khí hiện đại (gồm cả bộ binh, công binh và pháo binh). Như vậy nghĩa quân đã phải chiến đấu tương quan 1 chọi với gần 15 tên địch và đã chiến thắng oanh liệt trong 4 cuộc tấn công của Pháp vào đồn Hố Chuối. 73 lính Pháp đã bị thương cùng với 26 tên đã vĩnh viễn nằm lại núi rừng Yên Thế. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân, tài chỉ huy quân sự của tướng lĩnh cộng thêm sự phòng thủ kiên cố đã làm cho Hố Chuối trở thành một căn cứ vững chắc khiến cho kẻ thù khiếp đảm. 4. Chùa Thông, xã Đồng Lạc: Nơi nghĩa quân Yên Thế và thực dân Pháp họp ký hòa hoãn lần thứ nhất (1894 -1897). + Đồn Phồn Xương. 5. Đồn phồn Xương, thị trấn Cầu Gồ: Đại bản doanh của Hoàng Hoa Thám được xây dựng trong hai năm 1894-1895. Sau nhiều lần tấn công vào Yên Thế thất bại, cuối năm 1897 toàn quyền Đông Dương là Dume buộc phải chấp nhận hoà hoãn với nhiều điều khoản do Đề Thám đưa ra. Tranh thủ 13 năm hoà bình (1897-1909), Đề Thám vừa lo củng cố lực lượng quân sự vừa chú trọng phát triển kinh tế - văn hoá, xây dựng vùng Phồn Xương thành "một thế giới riêng biệt giữa nơi gió mưa" bốn bề là lũ giặc cướp nước. Sử cũ chép rằng, khi về Yên Thế tiếp kiến với Hoàng Hoa Thám, chí sĩ Phan Bội Châu đã ngỡ ngàng trước đồn Phồn Xương. Phía sau đồn Phồn Xương là doanh trại, chiến lũy của nghĩa quân Đề Thám. Ông đã cho xây dựng ở khu vực này một bát quái trận với nhiều đồn lũy thông nhau, sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào. Chính trong thời gian hoà hoãn, dưới sự lãnh đạo của Đề Thám, các hoạt động văn hoá, lễ hội ở Yên Thế diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức phong phú, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. 6. Đồn Hom, xã Tam Hiệp: Căn cứ địa an toàn của cuộc khởi nghĩa, được xây dựng vào giai đoạn giữa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Tại đây đã diễn ra hai trận chiến đấu nổi tiếng vào tháng 3/1892 và tháng 2/1909. Nhiều tên giặc Pháp đã phải bỏ xác trên cánh đồng làng Hom. Đặc biệt, chiến thắng ngày 25/3/1892, ngay từ loạt đạn đầu, nghĩa quân đã tiêu diệt 45 tên, trong đó có một tên quan ba và một tên quan hai. 7. Chùa Lèo, xã Phồn Xương: Là trạm tiền tiêu - cơ sở qua lại của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám. Trong những lần đánh nhau với nghĩa quân Yên Thế ở Hố Chuối (1890-1891), làng Lèo và cả chùa Lèo là những địa điểm mà thực dân Pháp chọn làm chốt điểm đóng quân, làm chỗ dựa tấn công vào đồn Hố Chuối. + Động Thiên Thai. Chùa là nơi phát tích truyền thuyết nhà sư chùa Lèo không ngần ngại hi sinh thân mình để cứu Hoàng Hoa Thám trước sự lùng bắt gắt gao của kẻ thù. Đây cũng là vị trí tiền tiêu quan sát các hoạt động càn quét của Thực dân Pháp vào đồn Phồn Xương trong thời kỳ hòa hoãn lần thứ 2 (1897-1909). Đồng thời, chùa Lèo còn là nơi tế các hương hồn nghĩa quân vì nước đã hi sinh. 8. Động Thiên Thai, xã Hồng Kỳ: Nơi tôn thờ Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm - một danh nhân yêu nước tài hoa, nhiều công đức, đầy bản lĩnh mà những trang sử chống xâm lược thực dân những năm 90 của thế kỷ XIX không thể không nhắc đến tên ông. Nguyễn Văn Cẩm từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, được người đời suy tôn là Kỳ Đồng. Một người dù bị đưa sang Pháp học 10 năm. Khi trở về, thực dân Pháp vẫn không khuất phục nổi, ông cũng là quân sư của phong trào Mạc Đĩnh Phúc và để gây dựng cơ sở cho phong trào khởi nghĩa ấy. Ông đã rời quê hương Thái Bình chọn Yên Thế làm điểm dừng chân. Ông - chủ nhân của Thất diệu đồn điền - nơi thu hút nghĩa quân và là địa điểm hội kiến bí mật giữa ông với Đề Thám - người cùng nuôi chí hướng chống Pháp như ông. Sau một thời gian dài theo dõi hoạt động và thu thập nhiều tài liệu chứng tỏ tinh thần chống Pháp quyết liệt của ông, Thực dân Pháp đã bắt giam ông trong khi ông và người nhà đang “tíu tít bận bịu giữa những kiện hàng dài bó chiếu, thò ra những báng súng xếp chéo nhau với nòng súng”, sau đó đày ông tới quần đảo Tahiti ở Thái Bình Dương cho tới lúc qua đời (17/7/1929). 9. Đền Cầu Khoai, xã Tam Hiệp: Nơi thờ tự hai cô con gái của tướng Đàm Thận Huy, là căn cứ của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám. Nghĩa quân và Thực dân Pháp nhiều phen ở thế giằng co rất quyết liệt, tiêu diệt được nhiều sinh lực địch (tiêu biểu như trận đánh đồn Hom). Sang thời kỳ cách mạng tháng Tám thành công, căn cứ địa này trở thành trụ sở thường trực của Ủy ban kháng chiến xã Tam Hiệp. Đây là niềm vinh dự, tự hào lớn của nhân dân các dân tộc huyện Yên Thế nói riêng và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang nói chung. Đồng thời, đó cũng là sự tri ân của Đảng, nhà nước đối với vị anh hùng dân tộc đã hi sinh để ngày nay con cháu được sống trong hòa bình. Một số hình ảnh về Lễ hội Khởi nghĩa Yên Thế:
Bài và ảnh: Đồng Xuân Thụ
|