Họ Đồng ở Việt Nam là một dòng họ có số người chiếm tỉ lệ nhỏ, theo ước tính chỉ chiếm khoảng 0,8 % trong tổng số dân 100 triệu người Việt Nam hiện nay. Người họ Đồng sống phân tán, rải rác trong nhiều tỉnh, thành trên cả nước

 

Khái quát chung


Lược sử loài người với những giao cắt phức hợp, nhiều màu sắc. Cấu trúc lịch sử xã hội biến đổi. Sự tồn tại với nhiều biểu hiện đa dạng và sống động đi xác định nguồn gốc Tổ tiên của một dòng họ nói chung hay cụ thể đi tìm cụ Tổ dòng họ Đồng Việt Nam ngày nay là ai? Từ đâu tới? v.v… còn phụ thuộc vào nhiều quan điểm khác nhau. Cụ thể: Quan điểm về khảo cổ học, quan điểm về thuyết giống nòi, quan điểm về tiến hóa, thuyết di cư … Vấn đề này đòi hỏi phải có các căn cứ khoa học cụ thể khách quan để xác định.

Vì vậy một cá nhân hay một nhóm người dẫu dành trọn cuộc đời tâm huyết cũng không thể có khả năng, nguồn lực làm nổi, bo bởi sự biến đổi xã hội con người thích nghi với sự thay đổi của cuộc sống đã xuất hiện nhiều định chế sống mới cho phù hợp. Trường hợp đổi họ gốc để mang họ mới là họ ghép xảy ra rất phổ biến. Theo thông lệ thời đó thì sau khi ra sống độc lập, con cháu người đó không nhất thiết phải giữ mãi họ ghép mà có thể đổi lại họ gốc của mình, do vậy mà hình
thành một số nhánh họ Đồng ở vùng đất mới, mà khuynh hướng di cư thường là đi về vùng ven biển, nơi có nhiều vùng đất mới được bồi lấp vẫn còn vô chủ. Bởi vì, thời xưa, người di cư ở nơi khác đến rất khó có thể nhảy vào giữa làng người ta đang ở mà làm ăn sinh sống được, từ xa xưa đã có câu “phép vua còn thua lệ làng”.

Trong một thời gian đầu họ là dân ngụ cư có nhiều dòng họ cùng tương tác. Trong cộng đồng ấy có một số người đã thay đổi họ gốc.

Sau khi khảo cứu một số gia phả của các chi nhánh dòng họ Đồng Việt Nam hiện đang sinh sống tại một số tỉnh, thành trên toàn, tác giả nhận thấy: Có các chứng cứ xác định người họ Đồng đã định cư ở đó từ thời nhà Trần (1226-1400), đó là vùng Tư Nông thuộc đất Thái Nguyên và Nam Sách thuộc đất Hải Dương ngày nay.

Tác giả nhận thấy có 2 nơi có chứng cứ người họ Đồng đã đến cư trú ở đó từ  thời Trần đó là Thái Nguyên (khoảng năm 1257) và Nam Sách (khoảng năm 1266). Khoảng thời gian này tương đối trùng khớp với thời gian mà nhà Trần cho phép và khuyến khích con cháu hoàng tộc cũng như dân chúng được di cư khai phá các vùng đất hoang hóa để biến thành các điền trang, thái ấp vào năm Bính Dần (1266). Ngoài ra, các nhánh dòng họ Đồng sinh sống ở nơi khác chỉ có chứng cứ  cư trú từ thời nhà Lê

Nếu xét đến khoảng thời gian trước nữa thì chắc hẳn không có tài liệu, gia phả, để khảo cứu vì cho đến thời Lý thì mới có Hoàng Triều ngọc điệp (nhà Trần có Hoàng Tông Ngọc điệp, nhà Lê có Hoàng Lê Ngọc phả) là gia phả của hoàng tộc, còn dân chúng nói chung chưa có viết gia phả. Không có gia phả, nhà thờ để lại không có nghĩa là nơi đó không có người trong họ đến cư trú, chẳng qua là trong thời gian sống ở vùng đó không xuất hiện nhân vật nổi tiếng được ghi vào sử  sách mà thôi.

Cuộc xâm lăng tiêu diệt văn hóa bản địa thời thuộc Minh (1407- 1427) đã tiêu hủy đi rất nhiều những tài liệu quý báu, những di sản văn hóa của các dòng họ  trên đất nước ta. Đến thời kỳ  kháng chiến chống thực dân Pháp, nhiều đình làng và nhà thờ họ lại một lần nữa bị đốt phá, gây tổn thất rất lớn đến việc nghiên cứu, thừa kế các di sản văn hóa dòng họ, làng xã về sau.

 I.   Họ Đồng ở Tư Nông, Thái Nguyên 

1.Địa danh Tư Nông 司農đã xuất hiện trong “Đường thư địa lý chí”, là một trong số 11 huyện thuộc phủ Thái Nguyên thời nhà Đường (Trung Quốc 618-907) cùng với các địa danh Phú Lương, Vũ Lễ, Đồng Hỷ, Vĩnh Thông, Tuyên Hóa, Lộng Thạch, Đại Từ, An Định, Cẩm Hóa, Thái Nguyên (theo sách “Phượng Đình dư địa chí” của Nguyễn Văn Siêu). Địa danh Tư Nông ngày nay không còn, nhưng theo “Sử học bị khảo” của Đặng Xuân Bảng, đất Tư Nông có núi Nang sản sắt (chứa nhiều quặng sắt). Điều này có thể suy ra vùng đất này nằm cạnh Đồng Hỷ và khu gang thép Thái Nguyên ngày nay, khu vực có mỏ sắt Trại Cau ?!

Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày khái quát cơ bản của một số nhánh chính, phần cụ thể của từng nhánh họ sẽ tự tìm hiểu ghi vào gia phả tiểu chi (theo các khái niệm được viết trong Tài liệu hướng dẫn viết gia phả.

2. Xác định niên đại bình sinh Tổ họ Đồng ở Tư Nông Thái Nguyên.

Tài liệu nghiên cứu từ cuốn gia phả cổ của họ Đồng thôn Thiết Úng, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội được cụ Đồng Nhân Phái lập năm 1628.

Đây cuốn gia phả lâu đời và được coi hoàn chỉnh nhất của họ Đồng Việt Nam được lưu giữ được tại Nhà thờ họ Đồng thôn Thiết Úng, xã Vân Hà, huyện Đông Anh ngày nay, được viết bằng chữ Hán từ năm Mậu Thìn 1628, được bổ sung hoàn thành vào năm Mậu Ngọ 1678 đã xác nhận người họ Đồng từ Thái Nguyên đã về đây làm ăn sinh sống từ thời Lê? (Triều Lê Sơ 1428-1527- Hậu Lê (Lê Trung Hưng 1533- 1788).

Nguyên văn chữ Hán trong gia phả có đoạn viết: 初有一人賢自太原司農而來不拭鄉号自稱同姓娶俶人為 屋居本社 (Sơ hữu nhất nhân hiền tự Thái Nguyên Tư Nông nhi lai bất thức hương hiệu tự xưng Đồng tính thú thục nhân vi thê ốc cư bản xã, có nghĩa là ban đầu có một người hiền lành từ Thái Nguyên Tư Nông nhưng không rõ từ thôn nào trên ấy nói mình họ Đồng về đây làm ăn sinh sống và lấy vợ tại xã này). Câu đối cổ trong nhà thờ tổ ở đây cũng viết: 來自司農傳世業 (Lai tự Tư Nông truyền thế nghiệp), có nghĩa là họ Đồng ở đây có nguồn gốc từ trên đất Tư Nông về đây lập nghiệp.

 

Theo truyền ngôn, cụ tổ Đồng Chính Phái từ trên đất Tư Nông, Thái Nguyên về khởi nghiệp đầu tiên ở đất Thiết Úng, huyện Đông Ngạn (có bản dịch là Đông Ngàn). Cụ Đồng Chính Phái nói,  họ Đồng nhà cụ đã sinh sống hơn 7 đời ở trên vùng đất Tư Nông, thuộc phủ Thái Nguyên xưa..

Giả thiết, đến khi trưởng thành khoảng 20 tuổi, cụ  Đồng Chính Phái mới di cư từ  Thái Nguyên về Thiết Úng, thì nhánh họ Đồng này đã đến cư trú ở đây vào khoảng năm 1467 (lấy số 1447 cộng thêm 20), tức là vào thời vua Lê Thánh Tông (1460  - 1497) thuộc triều đại Lê Sơ (1428 - 1527). Như vậy, theo cách tính đời tương đối của cụ Đồng Chính Phái (là kị của cụ Đồng Nhân Phái, giả thiết cụ Đồng Chính Phái chỉ biết được đến 7 đời trước tương ứng với khoảng 210 năm thì tổ tiên họ Đồng nhà cụ đã từng cư trú tại đất Tư Nông, Phủ Thái Nguyên xưa chậm nhất cũng vào khoảng năm 1257 sai số có thể  lên tới hàng chục năm, thuộc đời Trần, triều Trần Thái Tông (1225- 1258).

Cụ  Đồng Chính Phái là kị  nội của cụ  Đồng Nhân Phái (sinh năm Canh Thìn 1580). Cụ Đồng Nhân Quý sinh năm Đinh Mùi (1547) sinh ra cụ  Đồng Nhân Phái 

Theo suy đoán tương đối, cụ Đồng Chính Phái sinh trước đó khoảng 100 năm, tức là vào khoảng năm 1447.

Cụ Đồng Nhân Phái lập gia phả năm 1628 trước khi đi thi đại khoa. Cụ là người có trình độ học vấn cao nhất trong nhánh họ này.

 

3. Họ Đồng Thái Nguyên ngày nay

 

Hiện nay, họ Đồng ở Thái Nguyên, sinh sống tập trung ở Phổ Yên, Đại Từ, Phú Bình. Riêng ở xã Bá Xuyên, TP. Sông Công có số người họ Đồng chiếm đến ba phần tư dân số trên tổng số gần 5000 nhân khẩu toàn xã.

Theo ông Đồng Đình Tung (1930) là vị cao tuổi nhất của nhánh họ Đồng ở Sông Công cho biết: Họ Đồng ở đây gồm bốn nhánh. Chi nhánh xóm Chùa là đông nhất (trên 400 suất đinh); Chi nhánh ở làng Mới (cỡ 150 người); Chi nhánh La Kham, Bãi Hát. Chưa có chi nhánh nào ở đây có nhà thờ tổ và mới có một chi nhánh lập được gia phả 10 đời vào năm 2001. Ngoài ra, ở Thái Nguyên còn có nhánh họ Đồng ở tổng Trung Giã, huyện Thiên Phúc, phủ Bắc Hà, có gia phả truyền được 18 đời, với cụ tổ là Đồng Phúc Cẩm và  trưởng tộc hiện nay ở đây là Đồng Văn Đỗng,…và vài nơi khác.

 

II.Họ Đồng ở Thiết Úng, Đông Anh

 

Theo tài liệu ghi trên  các  gia phả, văn bia  thứ  tự  nơi cư trú lâu đời tiếp theo sau họ Đồng ở  Tư Nông, Thái Nguyên, sau họ Đồng Nam Sách, Hải Dương (trình bày ở phần sau) là  nhánh họ  Đồng ở  Thiết Úng, Đông Anh, Hà Nội.

Theo gia phả của nhánh này và theo cách tính toán đã trình bày ở phần trên (nhằm xác định thời gian xuất hiện người họ Đồng cư trú tại Thái Nguyên), ta đã xác định được một cách tương đối về thời gian ông tổ đầu tiên của nhánh này là cụ Đồng Chính Phái di cư từ  Thái Nguyên về  sinh sống ở  đất Thiết Úng vào khoảng năm 1467 và có đủ gia phả cho đến tận các đời ngày nay (ngoài cuốn gia phả cổ  viết bằng chữ  Hán, ở  đây còn có cả  gia phả  viết bằng chữ  quốc ngữ).  

Nhà thờ  họ  Đồng ở  Thiết Úng Đông Anh đã được xây dựng gần 360 năm và ở đây còn lưu giữ được một số cổ vật quý giá, nên đã được UBND thành phố  Hà Nội xếp hạng di tích lịch  sử  văn hoá cấp thành phố vào năm 2010.

Căn cứ  theo nội dung được trình bày theo lối cổ  trong gia phả  để  lập ra sơ đồ  trên, người đời sau dễ  dàng nhìn ra ông Đồng Chính Phái sinh được 1 trai + 2 gái, trong đó cả  3 đều không được ghi rõ tên, riêng ông con trai chỉ được ghi là Đồng quý công tự Thiện Khánh nên trong sơ đồ ghi luôn là Đồng Thiện Khánh cho dễ phân biệt (vì ông Đồng Chính Phái từ nơi khác đến nên cũng phải mất hàng chục năm làm lụng xây dựng cơ nghiệp rồi mới cưới được vợ và sinh con khi đã ngoài 30 tuổi).

Ông Đồng Thiện Khánh chỉ sinh được 1 con trai (độc đinh) là ông Đồng Nhân Giáo. Ông Đồng Nhân Giáo sinh được 1 gái đầu + 2 trai, trong đó ông con trai thứ  2 phải cho đi làm con nuôi và trong gia phả  không  cho biết hậu duệ của nhánh này. Chỉ còn lại ông Đồng Nhân Quý tuổi Đinh Mùi (sinh năm 1547) ở lại nhà sinh được một mình ông Đồng Nhân Phái vào năm Canh Thìn (1580), trong cảnh nhà nghèo
túng bấn nên vợ ông phải bế con nhỏ đi làm thuê, làm mướn cho nhà quan Nghè (Tiến sỹ) ở xã bên cạnh và bản thân ông thì đành đi lính làm thủy quân nhà Lê, sau có thời gian chạy loạn sang xứ Sơn Tây. Đến đời ông Đồng Nhân Phái mới sinh được nhiều con: Vợ cả của ông  sinh được 2 gái + 3 trai, vợ  bé sinh được 1 trai, ngoài ra  ông còn nhận thêm 1 người con nuôi.

Con trưởng của ông là Đồng Văn Viện (sinh năm Kỷ  Mùi 1619) phải đi  ở  trả  nghĩa phụng sự cho bên họ Nguyễn, còn con thứ của ông là Đồng Nhân Dũng (sinh năm Quý Hợi 1623) thì lại chịu trách nhiệm thờ cúng tổ tiên tại nhà, trong khi con trai út của ông là Đồng Chính Trào (sinh năm Nhâm Thân 1632, có chỗ  trong gia phả  lại viết là Đồng Nhân Trào, được phong là Thuần Hậu phủ quân, tạ thế khi mới 38 tuổi) cũng không rõ con cái hậu duệ đi định cư ở đâu hết, chỉ có con vợ bé họ Lê của ông là Đồng Chính Hải (sinh năm Qúy Dậu 1633) thì được ghi rõ hậu duệ 3 đời về sau. Riêng ông con nuôi gốc họ Đỗ đổi sang họ nhà ông là Đồng Nhân Triêm thì chắc là về  sau con cháu nhánh này sẽ  lại đổi lại họ  cũ (họ  Đỗ) chứ không để họ Đồng nữa, nên trong gia phả cũng không thấy ghi con cháu của nhánh này.

Nhánh trưởng của ông là Đồng Văn Viện sinh được 2 gái (con cháu thuộc họ nhà chồng) + 2 trai nối dõi dòng họ là Đồng Như Trân (sinh năm Tân Tỵ 1641) và Đồng Như Châu (sinh năm Quý Mùi 1643), nhưng trong gia phả ở Thiết Úng ghi không rõ tung tích con cháu của 2 nhánh này (suy luận ra là 2 nhánh này đã di cư đi hết chỗ khác trước năm hoàn thành gia phả  1678 khi mà 2 ông này chưa có con và không có người nào quay trở  về  quê gốc), chỉcòn nhánh con thứ của ông là Đồng Nhân Dũng (sinh năm Qúy Hợi 1623, con của ông Đồng Nhân Dũng là Đồng Chính Đà sinh năm Kỷ  Mão 1639, cháu của ông Đồng Nhân Dũng là Đồng Hoàng Giám,…) ở lại nơi từ đường thờ phụng tổ tiên thì được gia phả ghi lại con cháu hậu duệ rõ ràng cho đến cháu của ông Đồng Thế Hiển (sinh năm Qúy Dậu 1933, cháu ông cũng sinh năm Qúy Dậu 1993) là khoảng 28 đời (tính cả 7 đời trên Thái Nguyên theo lời cụ thủy tổ Đồng Chính Phái ở nhánh này).

Nếu tính cụ Đồng Chính Phái là đời thứ 8 bắt đầu về sống ở đất Thiết Úng, huyện Đông Ngạn, vùng Đông Anh, Hà Nội ngày nay (xem sơ đồ gia phả ở trang 53), thì đến đời thứ  11 có người chắt của cụ đi làm con nuôi ở làng Trõ (Chũ), thôn Bình Trai thuộc đất Kinh Bắc xưa (nay thuộc đất Bắc Giang), do phải đổi tên họ theo họ bố nuôi, nên gia phả  không chép rõ tên tuổi và nơi cư trú tiếp theo, nhưng có thể  căn cứ  vào tuổi ông anh ruột là Đồng Nhân Qúy (1547) để suy ra ông này sinh vào khoảng năm 1550 (tức kém ông anh khoảng 3 tuổi). Ông này được cho đi làm con nuôi từ lúc còn nhỏ.

 

 

III.Họ Đồng ở Nam Sách, Hải Dương

 

Theo sách “Phượng Đình dư địa chí” của Nguyễn Văn Siêu, đất tỉnh Hải Dương (thời Nguyễn, thời tác giả  viết sách) là đất châu Giao Chỉ xưa, trước nhà Trần gọi là Hồng lộ, lại còn gọi là Đông Hải lộ, sau chia làm Hồng Châu, Nam Sách,…, đến niên hiệu Thuận Thiên nhà Lê (1428  -  1433) gọi là Đông đạo, niên hiệu Quang Thuận đặt Nam Sách thừa tuyên, niên hiệu Hồng Đức (1460  -  1497) gọi là Hải Dương thừa tuyên lĩnh 4 phủ: Thượng Hồng,Hạ Hồng, Kinh Môn, Nam Sách. Từ đó suy ra, những nhánh họ nào trong gia phả có đề xuất xứ Hải Dương thì nguồn gốc dòng họ đều chỉ xuất hiện sau năm 1460. Họ Đồng ở tỉnh Hải Dương ngày nay sinh sống chủ yếu ở các nơi như: Chí Linh, Nam Sách, Kim Thành, Kinh Môn, Tứ Kỳ, Thanh Hà…

1.     Nhánh cụ Pháp loa Đồng Kiên Cương

Sau họ Đồng ở Tư Nông, Thái Nguyên, địa danh có người họ Đồng cư trú lâu đời tiếp theo ở nước ta là vùng Nam Sách, Hải Dương, với những bằng chứng ghi trong các văn bản cũng như trên bia đá còn giữ lại được cho đến ngày nay. Việc xác định người họ Đồng đầu tiên xuất hiện ở đất Nam Sách có thể căn cứ theo sách “Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh” của Ngô Thì Nhậm, “Danh nhân Yên Tử” của Trần Trương, sách “Phật giáo với văn hóa Việt Nam” của Nguyễn Đăng Duy, sách “Cảm nhận đạo Phật” của Phạm Kế,…

Từ những tư liệu ghi trong các sách này, cho ta xác định được khá chính xác thời điểm bố cụ Đồng Kiên Cương là Đồng Thuần Mậu đến cư trú trên đất Nam Sách này. Để tìm hiểu về nhân vật Đồng Kiên Cương, chúng ta phải lần tìm từ tư liệu gốc để đảm bảo độ chuẩn xác. Theo sách “Tam tổ thực lục” là tập tiểu sử chi tiết về ba người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm đời Trần: Trần Nhân Tông, Pháp Loa (tức Đồng Kiên Cương 同堅剛), Huyền Quang (tức Lý Đạo Tái). Bộ sách này được ra mắt độc giả lần đầu tiên vào năm Cảnh Hưng thứ mười sáu (1765), được lưu tại chùa Lân Động, núi Yên Tử.

Bộ sách này chủ yếu do Sa môn Quảng Điền 廣田 và Sa môn Hải Lượng 海量 trùng đính, trùng san, ngoài ra còn có thêm sự trợ giúp của một số người khác nữa. Trong đó, truyện thứ nhất nói về Trần Nhân Tông (dựa theo Thánh đăng lục), còn truyện thứ hai nói về Pháp Loa  (法螺) dựa theo “Đoạn sách lục” do chính Pháp Loa viết, sau được đồ đệ Trung Minh biên tập và người nối nghiệp là Huyền Quang khảo đính, sau đó mới được lược sao khắc lên bia cổ ở chùa Hương Hải vào năm Nhâm Dần 1362. Bia được khắc lại vào ngày 10 tháng chạp năm Chính Hòa thứ năm (1685) đề “第二大祖碑重修事跡記 Đệ nhị đại tổ bi trùng tu sự tích ký” được đặt ở chùa Hương Hải, thôn Đồng Hòa, hương Cửu La, thuộc giang Nam Sách, quê hương Pháp Loa.

Vào thời Lê, nơi đây được đổi tên là thôn Tiền, xã Phụ Vệ, tổng An Điền, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương. Còn ngày nay, chùa Hương Hải (mới được dựng lại) nằm ở thôn Văn Xá, xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, cách ga Tiền Trung khoảng một cây số về phía Nam. Đây là những tư liệu rất đáng tin cậy, mà nhiều tài liệu về sau viết về Pháp Loa thường chỉ trích dẫn chủ yếu từ hai nguồn tài liệu trên.

Theo một số sách sử Phật giáo, từ thời Trần đã có cụ Đồng Thuần Mậu và vợ là cụ Vũ Thị Cứu (sách “Danh nhân Yên Tử” ghi là Vũ Thị Sinh, nhưng theo hiểu biết của tác giả về cách viết tên thời xưa thì đúng ra phải là Vũ Thị hiệu Từ Cứu) đến sinh sống ở hương Cửu La, lộ Nam Sách, nay thuộc xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương và sinh ra cụ Đồng Kiên Cương vào năm 1284.

Tuy chưa tìm được tài liệu nói về xuất xứ của cha mẹ cụ này, nhưng căn cứ vào hoàn cảnh ra đời của cụ được sinh ra sau khi cha mẹ cụ đã sinh ra 8 người chị gái, ta có thể tính được tương đối thời gian cụ Đồng Thuần Mậu đến cư trú ở đất này muộn nhất là vào khoảng năm 1266, tức là trước khi sinh ra cụ Đồng Kiên Cương khoảng 18 năm (theo lối sinh sản tự nhiên như ngày xưa thì cứ sau khoảng 2 năm lại sinh một người con).

 Theo lịch sử Đệ nhị tổ Trúc Lâm ở Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, cụ Đồng Kiên Cương (hiệu là Thiện Lai, có pháp danh là Pháp Loa), được sinh ra vào ngày 7 tháng 5 năm 1284, và viên tịch năm 1330, di hài được táng trong tháp mộ (Viên Thông bảo tháp) tại chùa Thanh Mai, Hải Dương và không để lại hậu duệ, trong khi cụ là con trai duy nhất trong 9 chị em.


2.  Nhánh cụ Đồng Thức

Ngoài ra, ở khu vực Nam Sách còn có nhánh họ Đồng nữa để lại hậu duệ sớm là nhánh họ Đồng của nhà ông Đồng Thức ở khu vực Phụ Vệ, nay thuộc Nam Sách, Hải Dương, đỗ khoa thi Thái học sinh (tương đương với Tiến sỹ của các triều về sau này) vào năm 1393 đời vua Trần Thuận Tông (Khoa thi Thái học sinh được nhà Trần mở lần đầu vào năm Nhâm Thìn 1232 rồi theo lệ cứ 7 năm mở một lần).

Như vậy, sơ bộ tính ra nhánh họ Đồng này đến cư trú tại vùng Phụ Vệ, Nam Sách chậm nhất là vào năm 1363, trước khi đỗ đạt khoảng 30 năm (với sai số có thể lên đến hàng chục năm). Hậu duệ của nhánh này rất có thể đã di cư đến các địa danh khác, nay chưa có tư liệu để xác định.


Cụ Đồng Thức vừa làm quan cho nhà Trần, nhưng lại vẫn tiếp tục làm quan cho nhà Hồ sau khi Hồ Quý Ly đã cướp ngôi nhà Trần (năm 1400). Cụ Đồng Thức đã từng được Hồ Hán Thương ban cho họ Ngụy (vào khoảng năm 1401) để  ví ông với nhân vật Ngụy Trưng làm quan Gián nghị  đại phu triều Đường Thái Tông, có tiếng  là người thẳng thắn dám can gián vua.

 

IV. Một số nơi có nguồn gốc họ Đồng từ Thiết Úng, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội

 

1.Họ Đồng huyện Kim Thành, Hải Dương

 

Huyện Kim Thành đến niên hiệu Quang Thuận đời Lê (1460  -  1469) mới được đặt tên này, còn ở đời Trần có tên là huyện Phí Gia.

Cụ Đồng Nhân Phái đời thứ 12, ở đất Thiết Úng, huyện Đông Ngạn xưa, thuộc đất Đông Anh ngày nay. Cụ sinh năm Canh Thìn (1580), đỗ Đệ nhị giáp Tiến sỹ năm
1628, được triều đình bổ giữ chức Hiệu lý Viện hàn lâm từ tháng 8 năm 1628, đến tháng 11 năm 1629 được thăng chức Hiến sát xứ Hải Dương. Khi được triều đình phân bổ về xứ Hải Dương công tác, ông đã xây dựng thêm điền trang mới trên vùng đất bồi tại thôn Phù Tải, xã Kim Đính, huyện Kim Thành, Hải Dương, rồi lấy một người vợ bé họ Lê người xã An Phú, huyện Đường Hào, xứ  Hải Dương xưa và sinh ra ông Đồng Chính Hải vào năm Quý Dậu 1633.

 

Trong huyện Kim Thành ngày nay. Một vài nhánh họ Đồng ở đây còn di cư ra đến vùng Hoa Động, Thủy Nguyên, Hải Phòng (có tấm bia công đức của nhánh họ Đồng ở Bính Động trong nhà thờ tổ ở Phù Tải). Gia phả của nhánh họ Đồng ở thôn Phù Tải, xã Kim Đính, huyện Kim Thành, Hải Dương không biết rõ ông tổ ở đây từ đâu đến và đến đất này vào thời gian nào, chỉ truyền lại đoạn văn Nôm “Cái văn gia chi hữu phổ do quốc hữu sử sở dĩ cửu kỳ truyền nhi chiếu lai thế rã. Ngô gia Đồng thị cổ triệu tôn bồi ư Phù Tải cựu hỹ; lịch đại khoa quan, dịch thế trâm anh nguyên viễn nhi cô điệt, cẩm cẩm sinh hồ hậu giả nan đắc tường yên đãn chỉ cựu phổ trung liệt tự”, với ý đại lược nói rằng họ Đồng ở đất Phù Tải này thuộc dòng dõi cao sang, đã từng đỗ đại khoa, làm quan trong triều, được ghi trong quốc sử, người đời sau khó mà biết rõ được.

Qua đoạn phả cổ này kết hợp với bài thơ “Dựng làng” được truyền từ xưa tới nay tại nơi đây, ta có thể suy đoán được nhánh họ Đồng này có nguồn gốc từ Thiết Úng, Đông Anh đến. Tuy nhiên, có một quan điểm khác biệt ở chỗ trong đoạn gia phả ghi Đồng tướng công tự Quang Riệp là người đứng đầu trong gia phả của nhánh này. Trong khi đó, cụ viễn tổ của đệ nhị giáp Tiến sỹ có tên là Đồng Nhân Phái, mặc dù có sự khác tên nhưng tác giả bài viết có quan điểm riêng rằng hai tên nhưng chỉ là một người, đó là cụ Đồng Nhân Phái. Cụ là người có chức sắc, địa vị, đã đỗ Tiến sỹ được ghi vào sử sách quốc gia với tên tuổi rõ ràng, mà lại đứng “thứ hai bảng vàng” tức là đỗ Đệ nhị giáp Tiến sỹ.

Mặt khác, điều này lại trùng khớp với một phần nội dung được ghi trong gia phả cổ ở Thiết Úng, Đông Anh, khi cụ Đồng Nhân Phái về nhậm chức ở Hải Dương vào năm Kỷ Tỵ 1629, “quẩn quanh qua bốn mùa xuân” đến năm Qúy Dậu 1633 mới chọn được đất xây dựng được điền trang và lấy vợ bé sinh ra ông Đồng Chính Hải vào năm đó tương ứng với ông họ Đồng có tên tự là Quang Ruệ được ghi trong gia phả ở nhánh này.

Như vậy, nhánh họ Đồng này được hình thành vào năm 1633, còn ông tổ đầu tiên Đồng Nhân Phái tức Đồng tướng công tự Quang Riệp (ông viễn tổ đứng đầu trong gia phả của nhánh này) sau hơn chục năm công tác ở vùng đó đã chuyển về kinh đô giữ chức vụ khác cao hơn và sau đó có thời kỳ được cử đi công tác tại các vùng khác, vì vậy mà nhánh họ Đồng này về sau không biết gốc tích của mình. Ngay cả ông Đồng Chính Hải (tương ứng với ông Đồng quý công tự Quang Ruệ) sau cũng được bà vợ cả của ông Đồng Nhân Phái chấp nhận đưa về Thiết Úng, Đông Anh để nuôi dưỡng (ghi trong phần ngoại phả), chỉ còn ông đứng thứ 3 trong gia phả ở đây là Đồng Quý Công tự Phúc Trực có thể có tên thật là Đồng Nhân Phú là hoàn toàn sinh ra và lớn lên ở đất này.

Trong gia phả ở Thiết Úng còn ghi rõ ông Đồng Nhân Phú lấy vợ họ Trần. Đến ông Đồng Văn Thể và ông Đồng Thành Ý trong gia phả ở đây, theo cách đặt tên ngày xưa thì đây là tên chính danh. Cách lập gia phả ở nhánh họ Đồng này khiến người xem hoài nghi, chẳng lẽ cả 13 đời sau đều độc đinh hay sao, hoặc là có sự nhầm lẫn từ anh em cùng hàng bị chuyển thành bố con? Cả 3 ông tổ đầu tiên trong gia phả ở đây đều không phải là mang tên chính danh mà chỉ là tên tự, mà ông tổ thứ ba là Đồng quý công tự Phúc Trực có phải có tên thật là Đồng Nhân Phú (theo gia phả ở Thiết Úng) có đúng là Vũ vệ đại tướng quân phải tự vẫn trên sông trước cửa làng khi không chấp hành lệnh của Triều đình đi đánh Nguyễn Hữu Cầu (tức Quận He) hay không? Về quan điểm này còn phải xem xét và viết trong một mục riêng về một số nhân vật đặc biệt của họ Đồng. Bởi vì cho đến nay, tác giả vẫn chưa tìm được nhân vật nào họ Đồng trong số các tướng được triều đình Hậu Lê (triều vua Lê Hiển Tông 1740 - 1786) cử đi đánh Quận He cùng với các tướng Hoàng Ngũ Phúc, Phạm Đình Trọng, Đinh Văn Giai, Nguyễn Trọng Uông, ..., được ghi trong sử sách.

Gia phả của nhánh họ Đồng ở thôn Đồng Xá, xã Đồng Gia, huyện Kim Thành, Hải Dương chỉ ghi được tên của các cụ Trung tổ từ năm 1750 về sau, mà không biết được các cụ Thượng tổ từ đâu đến. Nhưng theo suy đoán của tác giả, khả năng do có sự phân bố địa lý khu vực hành chính thời Hậu Lê, đất đai còn rộng rãi, dân cư thưa thớt mà cự ly từ Đồng Xá đến Phù Tải rất gần, nằm trong địa giới của một tổng thời xưa nên có khả năng là cùng một nguồn gốc.

2.Trong gia phả ở Thiết Úng còn cho biết có một nhánh của họ Đồng ở đây trong đó có cụ Đồng Nhân Qúy chạy loạn sang xã Mai Man, huyện An Lãng, phủ Tam Đái, xứ Sơn Tây xưa, trong thời kỳ  loạn triều Mạc, khi mà Thái sư Quốc công Triều Lê trung hưng (Trịnh Tùng, theo cách gọi trong gia phả) đem quân thảo phạt nhà Mạc, tiến đánh chiếm lại Đông Kinh (tên kinh đô Thăng Long thời bấy giờ) vào năm Nhâm Thìn 1592, bắt được Mạc Mậu Hợp, sự kiện này xảy ra vào thời vua Lê Thế Tông (1573 - 1600) và nhánh họ Đồng ở vùng Sơn Tây có lẽ được hình thành nên từ khoảng thời gian đó.

Theo gia phả  của nhánh họ  Đồng ở  thôn Đục Khê, xã Hương Sơn, huyện Mỹ  Đức, Hà Nội ngày nay (xứ  Sơn Tây ngày xưa) thì ông tổ  ở  đây là Đồng quý công tự  Phủ Sự, có vợ  họ  Thạch hiệu Diệu Vinh, về  đây làm ăn sinh sống, truyền đến nay đã  được khoảng 14 đời. Nhánh họ Đồng này thường tổ chức giỗ tổ vào ngày 29 tháng 9 âm lịch hàng năm.

3.Họ Đồng ở  Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

Tác giả kết nối dữ liệu giữa thời gian đi biệt xứ của các nhánh họ Đồng ở Thiết Úng với khoảng thời gian xuất hiện nhánh họ Đồng ở Nhân Hậu, Nghĩa Thái (thần tích đình làng Nhân Hậu có ghi thời Hậu Lê có 4 họ đến khai khẩn mở làng là các họ Đinh, Đồng, Vũ, Phạm với 27 xuất đinh ban đầu và làng Nhân Hậu thời ban đầu đó có tên là Thuần Hậu) thì mới tìm ra được mấy nhánh đi biệt xứ cư trú ở vùng nào.

 

Tác giả cho rằng, nếu tiếp nối kiểu tính đời như trong gia phả ở Thiết Úng thì đến đời thứ 14, tận dụng uy tín và thế lực của ông Đồng Nhân Phái trong hàng ngũ quan lại lúc đó, các cháu của ông thuộc nhánh trưởng Đồng Văn Viện sau khi phải đi làm con nuôi ở xã Hà Vỹ (trên vùng đất thôn Châu Phong ngày nay) bên cạnh xã Thiết Úng và đất tổ ở xã Thiết Úng lúc đó đã trở nên chật chội cho sự phát triển của dòng họ, cho nên nhánh này đã di cư về sống ở vùng ven biển thuộc xã Hải Lãng, huyện Đại An, vùng Sơn Nam hạ thời Hậu Lê xưa, hình thành nên nhánh họ Đồng ở Nghĩa Hưng, Nam Định ngày nay (xã Hải Lãng xưa gồm một số phần đất của cả mấy xã thuộc miền thượng Nghĩa Hưng ngày nay, như: Nghĩa Thái, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Châu,…).

Tụ tập về định cư sinh sống tại đây gồm con cháu của các ông Đồng Chính Trào, Đồng Như Trân, Đồng Như Châu (Tác giả cho rằng, do anh em mách bảo nhau về vùng đất mới này) và có thể còn có cả nhánh cháu chắt của cụ Đồng Nhân Giáo đi làm con nuôi ở Chũ (thuộc Bắc Giang ngày nay), sau khi ra Chí Linh cũng lại di cư về đây. Họ Đồng ở Nghĩa Hưng tuy cùng một gốc nhưng lại từ mấy nhánh về vào các khoảng thời gian khác nhau (khoảng từ năm 1652 đến năm 1679).

Tác giả suy đoán, trong số các ông, nhánh họ Đồng ở xã Quyết Thắng, Thanh Hà, Hải Dương rất có thể có ông về cả Nghĩa Thái, Nghĩa Hưng (vì ở Nghĩa Thái có nhiều nhánh họ Đồng từ  nhiều nơi về). Nhánh họ Đồng theo Thiên Chúa giáo  ở  Nhân Hậu, Nghĩa Thái sau có chi nhánh về  Lý Nhân, Nghĩa Sơn, Nghĩa Hưng.

 Khi tham khảo con đường di cư của họ Đỗ cũng theo Thiên Chúa giáo ở Lý Nhân, tác giả suy đoán rằng,  nhánh này từ  Đồng Xá, Đồng Gia, Kim Thành, Hải Dương về Nhân Hậu, Nghĩa Thái, Nghĩa Hưng, Nam Định.?!

Tác giả họ Đồng ở xã Nghĩa Sơn gồm 4 nhánh khác nhau, nhưng có nguồn gốc chủ yếu là từ Nhân Hậu, Nghĩa Thái (cùng với khoảng 16 cụ thuộc mấy họ trong đó chủ yếu là các họ Lê, Đồng, Nguyễn, Phạm,…) di cư ra vùng đất bãi bồi bên dưới cửa Liêu (bên dưới vùng đất Liêu Hải, xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng ngày nay) vào khoảng năm 1874 (thời vua Tự Đức 1848 - 1883). Xưa kia, vùng đất thôn Lý Nhân thuộc xã Nghĩa Sơn ngày nay được gọi là Nhân Hậu trại hay còn gọi là Nhân Hậu đàng ngoài, nên trong đình làng bố trí các ban thờ cùng các đối tượng chính được thờ tương tự như ở đình làng Nhân Hậu và cả 2 làng này từ xưa đến nay thường tổ chức cúng giỗ Tiến sỹ Đồng Công Viện vào ngày 22 tháng giêng âm lịch tại đình làng.

Tiến sỹ Đồng Công Viện được triều đình Hậu Lê cho khắc tên vào bia đá số 59 tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nhưng ở nơi ông sinh ra (làng Nhân Hậu xưa, thuộc xã Nghĩa Thái ngày nay) lại không biết bố mẹ ông từ đâu đến, trong khi muốn đi dự thi đại khoa thời đó thì đã phải khai báo nguồn gốc sinh thành.

Theo truyền ngôn, nguyên do là ông lớn lên trong một hoàn cảnh đặc biệt, chịu cảnh mồ côi (bố mất sớm, có truyền ngôn lại nói là mồ côi mẹ) từ lúc còn quá nhỏ tuổi và được coi là đã tự vẫn (khi bị xỉ nhục) trong dịp về làng làm lễ vinh quy bái tổ sau khi đã đỗ đại khoa và đã được Triều đình bổ giữ chức quan Giám sát ngự sử.

Lại có truyền ngôn rằng, vấn đề này liên quan đến một kỳ án trong lịch sử thời phong kiến, để lại một dấu chấm hỏi ngay cả trong sử sách quốc gia cho đến tận ngày nay, tức khoảng hơn 300 năm sau

 

Sau này, họ Đồng từ Nghĩa Thái, Nghĩa Sơn còn có một số nhánh họ Đồng di cư lên Tuyên Quang, Lào Cai, Lạng Sơn, Nam Sách,... Điều này được ghi trong gia phả một số nhánh họ Đồng ở Nghĩa Thái, Nghĩa Sơn. Hiện nay, nhóm người này vẫn còn quan hệ anh em họ hàng, việc hiếu, việc hỷ. Một số nhóm người họ Đồng sinh sống tại các nơi này cũng sẽ có cùng nguồn gốc lâu đời từ Thiết Úng, Đông Anh, Hà Nội. Gia phả nhánh họ Đồng ở Lý Nhân có ghi con cháu nhánh ông Đồng Xuân Phan di cư lên Lào Cai, ở phia bắc ga Lào Cai và vùng đất Nhò Trong (gần ga Nhò). Gia phả một nhánh họ Đồng ở Nhân Hậu có ghi con cháu nhánh ông Đồng Văn Vọng di cư lên Lạng Sơn (cư trú ở huyện Bắc Sơn). Trước nữa, còn có tổ tiên (ông nội) nhà anh Đồng Mạnh Hùng (phóng viên VOV) gốc từ vùng Hồng Thái (tên cũ của vùng đất có xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng ngày nay), di cư lên Tuyên Quang cách đây gần trăm năm.

Tổ tiên họ Đồng ở Nghĩa Hưng có nhánh còn truyền lại rằng trước khi về xã Hải Lãng, huyện Đại An, thuộc phủ Nghĩa Hưng (phủ Nghĩa Hưng thời Hậu Lê kéo lên tận vùng núi Gôi, gồm các huyện: Thiên Bản, Ý Yên, Vọng Doanh, Đại An), người họ Đồng từ vùng Kinh Bắc về đã từng sinh sống ở vùng gần núi Gôi, có lẽ là đất phủ Lườn xưa, nay thuộc xã Hiển Khánh, huyện Vụ Bản, Nam Định ngày nay.

Sở dĩ tác giả có phán đoán như vậy là nhờ liên kết với truyền ngôn của một nhánh họ Đồng ở vùng Nghĩa Thái. Các cụ ở đây lại truyền rằng có một ông họ Đồng ở phía Gôi về đất Hải Lạng (Hải Lạng trang, tên gọi chệch đi của đất Hải Lãng) xưng tên là Đồng Công Anh (hay còn gọi là Giáp Huệ, mộ táng tại Hưng Lộc, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Hưng, Nam Định), sinh ra 3 ông tổ trú ở vùng phía Bắc Nghĩa Hưng ngày nay, sau con cháu dịch dần về phía Thượng Hương thuộc thôn Tràng Khê (xưa thuộc đất làng Thuần Hậu) và thôn Nhân Hậu ngày nay, một ông tên là Đồng Nghĩa Trai (có cụ nói là Đồng Khánh Trai) ở đất Thượng Hương (xưa thuộc đất Nhân Hậu, tượng thờ trong đình làng Nhân Hậu ở phía tay phải người nhìn vào) thuộc xã Nghĩa Thái, Nghĩa Hưng ngày nay, một ông ở thôn Hà Dương, thuộc xã Nghĩa Châu, Nghĩa Hưng ngày nay (ông tổ 7 đời ở nhánh này tên là Đồng Xuân Lợi), một ông ở Lạc Chính (không rõ tên). Họ Đồng ở khu vực Nghĩa Thái này có khoảng 4 nhánh và từ đây về sau có nhánh về thôn Lý Nhân, xã Nghĩa Sơn. Từ xưa, ở vùng đất Nhân Hậu này đã xuất hiện hai thầy đồ họ Đồng thuộc hai nhánh là các cụ Đồng Xuân Chí và Đồng Xuân Trứ, các cụ này đã lập gia phả cho dòng họ ở đất này, nhưng rất đáng tiếc là một gia phả đã bị mất vào năm 1953 khi giặc Pháp càn qua đây, chỉ còn lại một gia phả của nhánh cụ Đồng Xuân Trứ. Đất Lý Nhân về sau cũng xuất hiện một thầy đồ nổi tiếng trong khu vực là ông Đồng Xuân Vinh, ông là học trò của thầy đồ Bùi Đăng Bính người Yên Mỹ, Ý Yên, Nam Định được mời về thôn Lý Nhân dạy học.

Trong vùng gần núi Gôi còn có người họ Đồng sinh sống ở xã Yên Hồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Đây cũng chính là quê hương của Hòa thượng Thích Gia Quang (thế danh là Đồng Văn Thu, sinh đầu năm 1954, nhưng là tuổi Qúy Tỵ). Trước đây, nơi đây còn xuất hiện Hòa thượng Thích Thanh Hướng, thế danh là Đồng Văn Hướng (1931 – 2001), chính là chú ruột của Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sư Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Vị này đã đi tu từ nhỏ và đến năm ba mươi tuổi đã được phân công trụ trì chùa Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định. Có thể suy đoán, giả thuyết, nhánh họ Đồng này từ Trực Khang di cư ngược lên, vì trong gia phả nhánh họ Đồng ở Lạc Chính, Trực Khang từ lâu cũng đã có người đi tu và cũng có mồ mả một số cụ còn đặt ở đất An Thái thuộc Ý Yên ngày nay. Tuy nhiên, điều này không thể xem là một căn cứ cho một nhận định.

 

4.Nguồn gốc họ Đồng ở một số địa phương


4.1.Họ Đồng Hải Phòng


Họ Đồng ở Hải Phòng ngày nay hiên đang sinh sống ở các huyện Kiến Thụy ( ở các xã Đại Hợp, Tú Xương, Tân Phong); Huyện Thủy Nguyên (các xã Kênh Giang, Thiên
Hương Phù Ninh, Thường Sơn, Hoa Động, Thuỷ Sơn);  Huyện An Lão ( ở các xã An Tiến, Thái Sơn, An Hồng, An Thái, Tân Dân); Huyện An Dương ( xã An Hồng, Lê Lợi..); Quận Dương Kinh(khu dân cư Tiểu Trà, Phúc Lộc, phường Hưng Đạo); Quận Kiến An(khu dân cư Mỹ Khê, phường Đồng Hoà), thành phố Hải Phòng.


Gia phả  của nhánh họ  Đồng ở  làng Bính Động, xã Hoa Động, huyện Thủy Nguyên có ghi ông tổ ở đây là Đồng Quang Trung là con giữa trong 5 anh em trai là con của ông Đồng Tế Trị (Ân Quang hầu), do thời thế bất ổn mà mỗi người phải đi cư trú một nơi.  Còn theo sách “Quốc sử  di biên” của Phan Thúc Trực chú giải tước Ân Quang hầu được phong cho Trần Quang Hiến là trấn thủ  xứ  Hải Dương thời nhà Nguyễn, tương tự  như sách “Việt sử giai thoại” của Nguyễn Khắc Thuần cũng ghi Ân Quang hầu Trần Công Hiến (chỉ khác nhau chữ tên đệm), người quê Quảng Ngãi, làm quan Trấn thủ  xứ  Hải Dương triều Gia Long (1802 1820), đã có công tổ chức dân quai đê lấn biển ngăn nước mặn, tạo thêm được hơn 800 mẫu đất làm ruộng cho dân và ông đã mất tại nơi đây vào năm 1817). Nhánh họ Đồng này trong gia phả có ghi là có nguồn gốc từ Trại Chuối (địa danh này ngày nay vẫn còn, nhưng để chỉ vùng đất gần cửa sông Ré đổ  vào sông Tam Bạc, thuộc đất An Dương, Hải Phòng ngày nay, rất gần vùng đất Đồng Gia, huyện Kim Thành, Hải Dương) di cư ra đây vào khoảng triều Nguyễn.

Nhờ gia phả của nhánh họ Đồng ở thôn Thường Sơn, xã Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, mà  ta biết được nhánh họ  Đồng này xuất xứ  làm con nuôi họ Nguyễn cho nên mới hình thành nhánh họ kép Nguyễn Đồng sinh sống tại vùng đất Triền Dương, Chí Linh, sau đó mới di cư đến Đường Sơn trang, tức thôn Thường Sơn ngày nay. Bởi vì theo bộ Dân luật thời Hồng Đức, khi một người đi làm con nuôi của người dòng họ khác thì phải đặt họ mình đứng sau họ bố nuôi.

 

Họ Đồng Tân Phong, huyện Kiến Thuỵ có gia phả ghi theo truyền ngôn được chép vào cuốn “Lịch sử Đảng bộ xã Tân Phong”, họ Đồng Xuân thôn Lão Phong, xã Tân Phong, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng đến lập nghiệp ở huyện Kiến Thuỵ từ thế kỷ thứ XIII (vào đời nhà Trần, đã được hơn 700 năm).

Họ Đồng Đại Hợp, Kiến Thuỵ được Tổ tiên truyền lại là Cụ Tổ Đồng Tiến Triều từng chữ chức quan Tứ trụ triều đình Nhà Mạc (1527–1677).

Họ Đồng thôn Phù Liễn xã Thuỷ Sơn, huyện Thuỷ Nguyên Họ Đồng về làng Phù Liễn, xã Thủy Sơn, huyện Thủy Nguyên lập ấp vào khoảng năm 1520, các cụ truyền lại từ miền biển Đồ Sơn về, tên cụ Thượng tổ là Đồng Tiên Sinh, Cụ là Đô Chỉ huy sứ đương triều (thời nhà Mạc). Tên các cụ tổ tiên họ Đồng Phù Liễn được lưu vào trong văn bia đình, tam quan cũ của chùa làng Phù Liễn có ghi niên đại bằng chữ Nho, dịch là: “Khánh Long tự, Chính Hòa nhị thập niên”, năm 1699.

Họ Đồng Phù Ninh dựa vào Văn bia chùa Thiên Vũ được xây dựng từ triều Lý (khoảng vào những năm 1009, 1225), trong chùa còn nhiều văn bia đá cổ, có khoảng vài chục người họ Đồng có công đức xây dựng chùa được ghi khắc trên minh bia, trong số đó có bà Đồng Thị Liên, thuộc ngành 3 tu thành chính quả, ghi khắc trên bia đá, và lưu giữ đến ngày nay.

Các chi họ Đồng Kênh Giang, họ Đồng Tân Dân, họ Đồng Thái Sơn trong Phú ý, gia phả và truyền ngôn các Nhánh họ này, nói rằng cụ Tổ có nguồn gốc từ Hải Dương…

4.2.Họ Đồng Lạc Chính xã Trực Khang, huyện trực Ninh, Nam Định  


Một nhánh họ Đồng  ở  Nam Định còn có chứng cứ  nguồn gốc từ  Chí Linh về  Trực Khang, Trực Ninh, Nam Định (văn bia khắc trên đá vào thời Nguyễn  năm 1879 ở đây viết
延平社樂政村姓同其先海陽荊州至靈人(Diên Bình xã Lạc Chính thôn tính Đồng kỳ  tiên Hải Dương kinh châu, Chí Linh nhân). Giaphả  nhánh này nói ông tổ là Đồng quý công tự  Tuấn Hoành về đất này lập nghiệp vào năm Nhâm Thìn, mà gần đây xuất hiện ý kiến cho rằng nhánh họ này về đất này lập nghiệp vào năm 1532. Nhưng tác giả cho rằng vùng đất bồi thôn Lạc Chính thuộc xã Diên Bình xưa chỉ mới được khai phá lập làng vào khoảng năm Nhâm Thìn 1652, tương đương với thời gian nhánh họ Đồng về  lập nghiệp ở  làng Thuần Hậu, xã Hải Lãng ngay sát bên cạnh, chứ  không phải là năm Nhâm Thìn, hoặc năm Đại Chính 3 thời nhà Mạc tương ứng với năm 1532 dương lịch. Tuy nhiên, về vấn đề này cần tiếp tục nghiên cứu, trao đổi kỹ
mới có k ết luận chính xác.

Theo tác giả suy đoán, họ Đồng ở Nam Định còn có nhánh nguồn gốc đi từ Thiết Úng ra Chũ (thuộc Bắc Giang ngày nay)  (Không rõ cụ  từ  năm nào, tên tuổi  của Cụ) sau về  Triền Dương, Chí Linh (nhánh làm con nuôi) và sau đó di cư tiếp về phủ Nghĩa Hưng. Ngoài ra, theo tác giả suy đoán, còn một số  có  chi về  Thủy Đường, Thủy Nguyên, có chi về  Diêm Điền.

Hiện tại, mấy chi nhánh họ  Đồng đang còn cư trú tại đây cho đến ngày nay cũng mới chỉ được khoảng 13 đời (có nhánh 18 đời) và cách đây chừng 6 năm tác giả  đã đến tìm hiểu nhánh họ  Đồng ở  Cổ  Thành này và được nghe ông Đồng Tố  Kim nói là các cụ  ở nhánh của ông truyền lại là cụ  tổ  từ  đất Gia Lương của vùng Kinh Bắc di cư ra đây.

Theo gia phả  của nhánh họ Đồng ở khu vực Cổ Thành, Chí Linh thì cụ tổ là Đồng Tố Thành ở nơi khác về đây ban đầu làm nghề chèo đò, truyền đến nay mới được khoảng 13 đời, gia phả trong nhà thờ tổ mới được xây dựng vào năm 2014 của nhánh này ghi rõ đến đời ông Đồng Tố Kim (1942) mới chỉ là đời thứ 11.

 

4.3.Họ Đồng ở Thanh Hóa


Tác giả nhận định rằng họ Đồng vào đất Thanh Hóa từ  đời nhà Hồ  (từ  khoảng năm 1400) vì Tây Đô của nhà Hồ được xây dựng trên đất Thanh Hóa, tác giả không dám khẳng định vì chỉ mới tìm được vài tài liệu nói về nhánh họ Đồng này, mà ít có khả năng kiếm thêm được các tài liệu khác.

Họ Đồng ở  Thanh Hóa có 2 nhánh khác nhau từ  2 hướng di cư về, trong đó một hướng từ Nam Sách thuộc nhánh nhà ông Đồng Thức vào và một hướng khác từ Nghệ An thuộc nhánh ông Đồng Bồi đi ngược ra, tuy nhiên nhánh Nghệ An cũng lại có gốc từ Hải Dương vào (theo gia phả của nhánh họ Đồng ở Quỳnh Lưu, Nghệ An). Trong gia phả họ  Đồng ở  nhánh Quảng Thắng, Quảng Xương (Nay là Thành phố  Thanh Hóa) có viết, họ Đồng ở đây có ông Quận công Đồng Như Hồng ở triều Lê Hiển Tông (1740 -1786) và nhánh này sau lại có chi di cư ra Cổ Loa, xứ Kinh Bắc xưa, nay thuộc đất Đông Anh, Hà Nội.

 

4.4.Họ Đồng ở Hải Dương


Nhánh họ Đồng ở thôn Hoàng Xá, xã Quyết Thắng này có cụ thượng tổ là Phấn Lực Đại tướng quân Đồng quý công tự  Phúc Giang (Theo cuốn: “Từ điển quan chức”- Đỗ Văn Ninh,NXB Thanh niên 2002, chức:  Đại tướng quân: Năm Bính Thân (1296) đời Trần lấy Phạm Ngũ Lão làm Hữu kim ngô vệ Đại tướng quân. Năm Ất Dậu (1405), thời Hồ Hán Thương, Đại tướng quân được giao trông coi các quân mới lập. Năm 1428, những vũ khí lớn cũng gọi là Đại tướng quân...) đã cư trú ở  đất này khoảng 300 năm theo tấm bia đá của nhánh họ Đồng ở  bên Nam Sách gần đó đào được cách đây khoảng chục năm, xác nhận nhánh họ Đồng ở bên Nam Sách này thuộc ngành 3 của nhánh họ Đồng ở bên xã Quyết Thắng, Thanh Hà, Hải Dương. Nhánh họ Đồng này cũng có người xuất gia đi tu, đó là Đại đức Thích Thanh Hiền, thế danh là Đồng Văn Tiến (sinh năm 1976), có thân phụ  là ông Đồng Quang Thạch.

Nhánh họ Đồng ở xã Quyết Thắng này, theo suy đoán của tác giả có con cháu di cư vào TP. Hồ  Chí Minh và tỉnh Đồng Nai. Một số  nhánh họ  Đồng  ở  khu vực Hải Phòng như các nhánh hiện đang cư trú ở An Thái, Tiểu Trà, Mỹ Khê,…, thuộc dạng di cư lan tỏa từ các vùng lân cận như Kim Thành, Nam Sách ra. Tác giả  cũng suy đoán cho rằng mấy nhánh này xuất xứ  từ  4 anh em đi nơi khác của nhánh tổ Trung (ông Đồng Quang Trung) con cụ Đồng Tế Trị gốc Trại Chuối, di cư ra mấy vùng đất bồi ven biển này vào thời Hậu Lê hoặc thời Nguyễn, trong đó với nhánh họ Đồng ở An Thái có 8 người con thì 6 người lại di cư đi nơi khác, như là Có thể có người đã về  Tiểu Trà (ông tổ ở đây là Đồng quý công tự  Pháp Tín), rồi cũng có thể từ Tiểu Trà lại có nhánh về Mỹ Khê, Kiến An, Hải Phòng.?!


Nhánh họ  Đồng ở  thôn Đồng Xá, xã Đồng Gia, huyện Kim Thành,  tỉnh Hải Dương ngày nay, căn cứ theo hai tập gia phả viết bằng chữ Hán rất đẹp còn lưu giữ được cho đến ngày nay thì các đời thượng tổ ở đây được tính từ năm 1750 trở về trước không rõ tên tuổi, gốc gác từ  đâu đến, chỉ để  lại 8 ngôi mộ  cổ  đặt tên theo bát  quái: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, T ốn, Ly, Khôn, Đoài. Tám ngôi mộ tổ này rất có thể là của 4 cặp ông bà Cao, T ằng, T ổ, Khảo của 2 anh em cụ  Đồng Thái Hanh (sinh năm 1750,  ở  thôn Đông) và Đồng Quang Thiêm (ở  thôn Đoài, về sau theo đạo Thiên Chúa). Biết năm sinh của cụ Đồng Thái Hanh (1750) có thể tính ra 4 đời trước đã đến cư trú trên vùng đất này là vào khoảng năm 1670 (tính theo cách chung khoảng 25 năm/ 1 đời nhân với 4 đời bằng 100 năm và trừ  đi 20 năm coi như đến tuổi trưởng thành cụ tổ mới di cư được). Như vậy, nhánh họ Đồng ở thôn Đồng Xá, xã Đồng Gia, Kim Thành, Hải Dương đã đến cư trú tại nơi này vào thời vua Lê Huyền Tông (1663 -1671).

Họ Đồng ở  đây sau còn có nhiều nhánh di cư đi các nơi khác như ra Thành phố Hải Dương, ra Mạo Khê, Đông Triều, Quảng Ninh, vào Đồng Nai, Kon Tum, sang Tiệp Khắc cũ,... Những nhánh đi khỏi nơi đây rất có thể  sẽ  trở  thành những ông tổ  của một số  nhánh họ Đồng ở nơi khác mà ở đó đang có nhu cầu tìm kiếm nguồn gốc dòng họ của mình.

Nhánh họ Đồng ở thôn An Hưng, xã Quang Trung, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương còn giữ được 02 ngôi mộ Tổ có ghi năm sinh của cụ ông Đồng công tự Phúc Tín, sinh vào năm 1363. Đây là niên đại tuyệt đối của những ngôi mộ Tổ lâu đời ở Việt Nam, là tháp mộ của Thiền sư Pháp Loa- Đồng Kiên Cương sinh năm 1284. Ngay sát cạnh nhánh họ Đồng An Hưng là Nhánh họ Đồng ở Cầu Xe, Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương (đã nói ở trên) - ông Đồng Minh Đạt là Trưởng tộc, có họ hàng với cụ Pháp Loa- Đồng Kiên Cương (vậy là cụ Đồng Thuần Mậu có họ hàng ?).

4.5.Họ Đồng ở Nghệ An - Hà Tĩnh

Theo gia phả của nhánh họ Đồng ở Nghệ An và Hà Tĩnh, thì ông tổ là Đồng Sỹ Khôi (tức Đồng Đại La) từ phủ  Trạch Nội, Nam Sách, Hải Dương, di cư vào xã Kiều Mộc, huyện Đông Thành, Nghệ  An, sinh ra ông Đồng Bồi, sau đó từ  đây lại có nhánh đi vào xã Thạch Khê, Thạch Hà, Hà Tĩnh, một nhánh khác đi ra Quảng Xương (đến niên hiệu Quang Thuận nhà Lê mới đặt tên này, xưa là huyện Vĩnh Xương), Thanh Hóa, từ Thanh Hóa lại có nhánh quay ra Cổ  Loa, Đông Anh. Gia phả  của nhánh họ  Đồng ở  Thanh Hóa được lập vào năm Giáp Ngọ 1954 có ghi xuất xứ dòng họ như sau: ( Tương truyền kỳ  tiên Trung Quốc nhân Đồng Mã thị  bất tri hà duyên cố  nhất nhân thích bản quốc Hải Dương trấn Nam Giản xã cư yên Tư tự  gia nhất hoạch vi Đồng tự…, có nghĩa là:… tương truyền đầu tiên có một người Trung Quốc họ  Đồng Mã không rõ duyên cớ  gì sang nước ta cư trú  ở  xã Nam Giản trấn Hải Dương nguyên gốc từ  chữ  Tư thêm một vạch thành chữ  Đồng…)

 

Trong gia phả  nhánh họ  Đồng ở  làng Thanh Cao, xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, có ghi người họ  Đồng về  đây làm ăn sinh sống từ  thời Lê, ở nhánh này có nhân vật nổi tiếng là Đồng Văn Năng, một võ quan thời Lê (trong gia phả ở  đây chưa ghi rõ triều Lê nào), được triều đình sắc phong “ Lê triều tán trị  công thần đặc tiến Anh vũ tướng quân Phổ Dương hầu”, có nhà thờ riêng nằm trong khuôn viên nhà thờ dòng tộc và nhà thờ ông đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2010.

Căn cứ theo gia phả họ Đồng nhánh Nghệ An và Thanh Hóa thì tác giả được biết và đoán là ông tổ họ Đồng từ Nghệ An vào Thạch Hà trước ông tổ từ Nghệ An ra Thanh Hóa, vậy ông tổ họ Đồng nhánh này, có thể đã cư trú ở đây trước thời Lê Hiển Tông, tức là thời Lê Ý Tông (1735 - 1740).


4.6.Họ Đồng ở Bắc Giang


Một số nhánh họ Đồng ở Bắc Giang có văn bia xác nhận địa phương có người họ Đồng đến cư trú sớm nhất là văn bia lập năm 1715 của một đình làng thuộc xã Quang Minh, Hiệp Hòa), có thể Họ Đồng ở đây từ Đông Anh lên và từ một vài vùng khác (Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên,…) đến trong thời kỳ chiêu mộ lực lượng cho cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám (ông gốc họ Trương) lãnh đạo, vào cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ  XX
(1887 - 1913).

Theo sách “Một vùng Yên Thế” của Anh Vũ và Nguyễn Xuân Cần, trong số những người họ  Đồng giữ  chức vụ  chỉ  huy đã đầu quân cho Đề  Thám đánh Pháp có Đề Bảo tên thật là Đồng Văn Bảo người làng Luộc Giới, có Đề  Son tên thật là Đồng Văn Son và Đốc Lược tên thật là Đồng Văn Lược, cả  2 đều là người làng Kim Tràng, xã Việt Lập, Tân Yên, Bắc Giang. Cuộc khởi nghĩa  Yên Thế  còn cụ Đồng Văn Trung làm Trung quân Chánh Đề đốc trong cuộc chống thổ phỉ T ầu 20 năm (18621882), cụ Quản Hương (Đồng Văn Hương) đã tổ chức dân binh lập làng chiến đấu, đánh nhiều trận với giặc T ầu để bảo vệ xóm làng, trong cuộc khởi
nghĩa Yên Thế  nhiều cụ  đã tham gia nghĩa quân như cụ  Đồng Văn Bốc, cụ  Đồng Văn Đích, Đồng Văn Tín, Đồng Văn Sênh, Đồng Văn Chinh (họ  Đồng làng Châu, Cao Xá, Tân Yên, Bắc Giang).

Ngoài ra có thể còn có những người họ Đồng khác cũng tham gia phong trào, nhưng vì không nổi tiếng nên không được nêu tên.
Trong gia phả  của nhánh họ  Đồng  ở  thôn Thường Sơn, xã Thủy Đường, Thủy Nguyên, Hải Phòng nói có 2 cụ ở đây là Đồng Đình Kiên và Đồng Đình Ký con cụ Đồng Đình Lộc di cư lên vùng Lục Ngạn, Bắc Giang. Nhánh họ  Đồng  ở  thôn Hà Vị,  xã Xương Giang, thị  xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, nay là T ổ dân phố Hà Vị, phường Thọ Xương, TP. Bắc Giang ngày nay có ông tổ là Đồng Văn Thuần tự Phúc Hương đến nơi đây sinh sống, đắp lũy, trồng tre làm hàng rào bảo vệ  làng, lấy 3 người vợ, sinh được con trai là Đồng Văn Ngọ làm nghề thuốc, đến đời ông Đồng Như Luật (sinh năm 1944) mới là đời thứ tư.

Trong các nhánh họ  Đồng ở  Bắc Giang cũng xuất hiện một nhà tu hành là Đại đức Thích Chân Thường (thế  danh là Đồng Xuân Tuấn, sinh năm 1978), người quê thôn Xuân Phong, xã Chu Điện, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Đại đức Thích Chân Thường và gia đình có nguồn gốc từ họ Đồng Tân Phong, huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng. Hiện Đại đức đang trụ trì tại chùa Linh Xuân ở làng Tú Đôi, xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng.

 

4.7.Họ Đồng ở Thái Bình

 

Ở  xã Nhữ  Thủy, huyện Ngự  Thiên, nay thuộc xã Liên Hiệp, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, có ông Đồng Hưu đỗ  Tiến sỹ  (Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân) năm Giáp Thìn 1724, đời vua Lê Dụ  Tông (1705 - 1729). Ông sinh năm 1687, vậy cha mẹ ông phải đến cư trú tại vùng đất này chậm nhất là vào khoảng năm 1667, đời vua Lê Huyền Tông (1663 - 1671).

Theo tác giả, nhánh họ Đồng này nhiều khả năng là từ Nhân Huệ, Chí Linh về, là hậu duệ thuộc dòng dõi ông Đồng Hãng, Đồng Đắc (thường hay đặt tên có hai từ) vì ông Đồng Hưu sau khi về trí sĩ (nghỉ hưu) đã về sống và mất tại Chí Linh. Bia đá tại quê hương ông đã bị mòn không đọc được chữ  ghi  trên đó. Di tích nơi thờ  tự  ông đã bị phá, ban thờ  ông mới được phục dựng đưa vào trong chùa làng (Quang Minh Tự) mới được khánh thành vào năm 2013.

Nhánh họ Đồng ở đây có ông tổ cỡ 14 đời là Đồng Tôn Cảnh với số người mang họ Đồng ở đây lên đến hơn 300 người, mà nhánh họ Đồng bên Phủ Cừ, Hưng Yên cũng nhận có nguồn gốc tại đây.

Nhánh họ Đồng ở Ô Mễ, Tân Phong, Vũ Thư, Thái Bình, căn cứ theo thông tin và gia phả  do ông Đồng Văn Nho là Trưởng tộc của nhánh này cung cấp thì nhánh này có ông viễn tổ là Đồng quý công tự  Phúc Mẫn, có vợ  họ  Đỗ, nói gốc từ  Hồng Lĩnh về  đây vào khoảng năm 1632, ông để lại ông tổ họ Đồng trên đất này tên là Đồng Phúc An (cũng là tên tự) và nói là phải quay trở về quê cũ vì là con trưởng, sau con cháu nhánh này đã lấy ngày ông rời làng trở về  quê cũ (ngày 14 tháng 2 âm lịch) làm ngày giỗ  tổ, ngoài ra  ở đây còn tổ chức giỗ cụ tổ tạ thế tại đất này (cụ Đồng Phúc An) vào ngày 22 tháng 9 âm lịch.

Còn nhánh họ Đồng ở xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, Thái Bình, chỉ là một nhánh ở Ô Mễ di cư về (nhánh cụ Đồng Phúc Linh, mới tìm được về gốc ở Ô Mễ từ năm 1994). Từ Ô Mễ còn có nhánh di cư về vùng Vũ Hội, Vũ Thư, Thái Binh, có nhánh lên Thường Tín, Hà Tây đổi thành họ Nguyễn và Vũ.

Nhánh họ  Đồng ở  khu vực Diêm Điền, Thái Thụy, Thái Bình, trước có gia phả nhưng bị quân Cờ  Đen (của Lưu Vĩnh Phúc) tràn về  đây lấy mất, một số  tư liệu còn lại thì lại bị  mất vào thời kỳ  kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ông tổ nhánh này gốc từ Chí Linh có 5 người con, gồm 4 trai và một gái: Con trai đầu vẫn  ở  tại Chí Linh, con trai thứ  hai ra Đông Triều (chợ Cột), con gái là thứ ba tên là Đồng Thị Thanh Hoa ở lại chùa Chí Linh với bố, con thứ tư là Đồng Năng Du sinh sống tại Diêm Điền (phần mộ được đặt tại đây), còn con út (thứ năm) vào lập nghiệp tại Đức Thọ, Hà Tĩnh. Nhánh họ Đồng ở đây thường tổ chức giỗ ông tổ mất tại đây vào ngày 26 tháng 3 âm lịch thay cho ngày mất của ông này vào ngày 15
tháng 5 để tránh mùa mưa bão vùng ven biển Bắc bộ.

Nhánh họ  Đồng  ở  thôn Chiêm, Liên Hiệp, Hưng Hà, Thái Bình (quê ông Đồng Hưu) có ông tổ  cỡ  13 đời  ở  đây là Đồng Tôn Cảnh, có quan hệ  với nhánh họ  Đồng  ở bên Phủ Cừ, Hưng Yên, nói là cùng một gốc (từ thôn Chiêm di cư sang Phủ  Cừ, Hưng Yên). T ừ  thôn Chiêm còn có nhánh họ Đồng về ở thôn Phú Ốc, xã Thái Hưng, huyện Hưng Hà, có ông tổ cỡ 13 đời là Đồng Văn An, nhưng chưa biết lý do vì sao các đời sau lại đổi thành họ  Lưu. Cũng từnhánh họ Đồng ở đây còn có chi họ về  cư trú ở  xã Kim Chung, Hưng Hà, Thái Bình.

Nhánh họ  Đồng ở  một số  vùng lân cận như xã Thái Phương, Hưng Hà, Thái Bình, nói có quan hệ khá mật thiết với nhánh họ Đồng ở Kim Thành, Hải Dương.

4.8.Nhánh họ Đồng Duyên Yết, Hồng Thái, Phú Xuyên, Hà Nội

 

Nhánh họ Đồng ở thôn Duyên Yết, xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên cũng là gồm mấy nguồn di cư về  đây vào cuối thời Hậu Lê, có thể  có nhánh từ Thường Tín di cư về phía bờ sông Hồng gần đấy, có nhánh từ bên Mễ Sở, Văn Giang bên kia sông Hồng di cư sang. Sự  tích lễ  “chạy lợn”  ở  đình Thượng nơi đây chứng tỏ  làng này được hình thành vào thời Hậu Lê khoảng triều vua Lê Chiêu Thống (1787 -  1788).

Trong đình làng nơi đây còn lưu giữ  được khá đầy đủ  các sắc phong thần của triều Nguyễn và một sắc phong thần sớm nhất của triều Tây Sơn, niên hiệu Cảnh Thịnh (1793 -1801). Nhánh họ  Đồng ở  thôn Duyên Y ết, xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ) lại có một chi nhánh di cư lên Tuyên Quang, có nhánh quay về  huyện Vũ Thư, Thái Bình ngày nay..

 

4.9.Nhánh họ Đồng các tỉnh miền Trung đến các tỉnh Nam Bộ ( Quảng Bình - Huế - Đà Nẵng – Bình Định – Phú Yên – Khánh Hòa - Cần Thơ - Vĩnh Long- Trà Vinh…)

Ở phía Nam, hai nhánh họ Đồng ở khu vực Huế nghe truyền là từ Thanh Hóa di cư vào.

Nhánh họ Đồng ở Trà Đình, Quế Phú, Quế Sơn, Quảng Nam là có chứng cứ từ ngoài Bắc vào cư trú ở  vùng này từ thời nhà Lê. Gia phả ở  đây có ghi ông tổ là Đồng Phước Ninh quê Hải Dương theo đoàn quân bình Chiêm của vua Lê Thánh Tông vào đánh Chiêm Thành năm Canh Dần (1470), niên hiệu Hồng Đức (1460 - 1497), rồi được phép ở lại khai phá vùng đất Quế Sơn thuộc Quảng Nam này.

Theo nghiên cứu được ghi trong sách “Phật giáo với văn hóa Việt Nam” của Nguyễn Đăng Duy, các vùng khác ở  phía Nam từ  Đà Nẵng trở vào, tác giả  nhận thấy phần đông người họ Đồng cũng chỉ có thể cư trú sớm nhất vào năm 1648 (thời vua Lê Chân Tông) khi mà quân Đàng Trong của chúa Nguyễn bắt sống được hơn 3 vạn quân Đàng Ngoài của chúa Trịnh (trong số đông lính được tuyển mộ ở các vùng phía Bắc này khả năng sẽ có người họ Đồng và chúa Nguyễn Phước Tần (1648 -1687) đã chia số  tù binh này cho biên chế  cứ  50 người lập thành một đội vào lập thành một ấp để khai khẩn các vùng đất hoang từ  phủ Thăng Hoa (vùng Quảng Nam ngày nay) vào đến Phú Yên, Khánh Hòa. T ổ tiên nhà vua Quang Trung Nguyễn Huệ gốc họ Hồ  từ Nghệ An (tên gốc là Hồ  Thơm) vào lập nghiệp  ở  ấp Tây Sơn vùng Quy Nhơn (đổi sang họ  mẹ  là họ Nguyễn) cũng rơi vào trong trường hợp này (theo sách “Gia phả  khảo luận và thực hành” của Dã Lan Nguyễn Đức Dụ).

Nhánh họ Đồng ở  Hòa Nhơn, Hòa Vang, Đà Nẵng ngày nay có khoảng 500 người được tổ tiên truyền lại là từ Thanh Hóa di cư vào từ thời nhà Nguyễn, có lẽ là trong thời kỳ Nam tiến của chúa Nguyễn (1653 - 1780).

Theo gia phả nối tiếp thời sau của nhánh họ  Đồng ở  Thiết Úng do ông Đồng Văn Điểm lập ra vào năm 1985, đến đời thứ 22 có ông Đồng Văn Tuyền và con là Đồng Văn Biên (đời thứ 23) di cư vào miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và biệt tích từ đó. Đến đời thứ  24 ở  nhánh này còn có các chi của con cháu các ông Đồng Văn Vạn, Đồng Văn Úc (đời thứ 23) di cư vào Lái Thiêu, Sông Bé (nghe nói nhánh con ông Đồng Văn Úc đã đổi sang họ Đào), nhánh con ông Đồng Văn Muôn (đời thứ 23) di cư vào Vũng Tàu (gần đây có ông Đồng Văn Hải đang cư trú  ở Vũng Tàu nhận gốc nhánh họ  mình từ  Thiết Úng, Đông Anh gọi điện liên lạc với Trưởng và Phó BLL Họ Đồng Việt Nam).

Theo gia phả  của nhánh họ  Đồng ở  thôn Đồng Xá, xã Đồng Gia, huyện Kim Thành, Hải Dương thì vào khoảng năm 1954 có nhánh họ Đồng ở  đây theo Thiên Chúa giáo di cư vào vùng Sài Gòn - Gia Định.

 

5.Tiền nhân liệt Tổ liệt Tông rạng danh Đồng tộc


Theo sách “Văn bia Quốc Tử Giám” và “Các nhà khoa bảng Việt Nam (1075 - 1919)” do Ngô Đức Thọ chủ biên, chúng ta thấy được những vùng đất có những người họ Đồng đỗ Tiến sỹ ( hoặc tương đương ) đã có công lớn cho đất nước làm rạng danh Đồng tộc dưới đây:


5.1 Đệ nhị tổ Trúc Lâm Pháp Loa, thế danh là Đồng Kiên Cương, ông sinh ngày 7 tháng 5 năm Giáp Thân (1284), viên tịch (chết) ngày 3 tháng 3 năm Canh Ngọ (1330).
5.2. Cụ Đồng Thức đỗ khoa thi Thái học sinh (tương đương với Tiến sỹ các triều đại về sau này) vào năm 1393, đời vua Trần Thuận Tông (1388 - 1398)
5.3 Cụ Đồng Hãng đỗ Hoàng giáp (Đệnhị giáp Tiến sỹ xuất thân) năm Kỷ Mùi 1559, đời vua Lê Anh Tông (1557 - 1573); Ở xã Nhân Huệ, Chí Linh, Hải Dương, c
5.4. Cụ Đồng Đắc (là em ông Đồng Hãng) đỗ  Tiến sỹ  (Đệ  tam giáp đồng  Tiến sỹ  xuất thân) năm Mậu Thìn 1568?, đời vua Lê Anh Tông (1557  -  1573);  Ở  xã Nhân Huệ, Chí Linh, Hải Dương.
5.5. Cụ Đồng Văn Giáo đỗ  Tiến sỹ  (Đệ  tam giáp đồng Tiến sỹ  xuất thân) năm Đinh Sửu 1577, đời vua Lê Thế Tông (1573 - 1600); Ở xã Nhân Huệ, Chí Linh, Hải Dương
5.6. Cụ Đồng Hưng T ạo đỗ Tiến sỹ (Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân) năm Bính Tuất 1586, đời vua Lê Thế  Tông (1573 1600).  Ở  xã Nhân Huệ, Chí Linh, Hải Dương.
5.7. Cụ Đồng Nhân Phái đỗ  Hoàng giáp (Đệ  nhị  giáp Tiến sỹ  xuất thân) năm Mậu Thìn 1628, đời vua Lê Thần Tông (1619  -  1643).  Ở  xã Thiết Úng, huyện Đông Ngạn, Phủ  Từ  Sơn, nay thuộc xã Vân Hà, ĐôngAnh, Hà Nội.

 Theo thần tích  ở  Đình làng Thiết Úng thì họ Đồng ở đây đã có công lớn trong việc xây dựng lên đình làng này, cho nên từ xưa đến nay, khi làng vào đám lễ  trọng hoặc đến ngày giỗ  tổ họ Đồng ở  đây (ngày 18 tháng 11 âm lịch), làng đều phải cử bốn người vào tế lễ ở  nhà thờ  họ Đồng nằm ở  vị trí ngay phía sau đình làng.

Cụ Đồng Nhân Phái sau khi đỗ  Hoàng giáp  ở  tuổi 49 (âm lịch) và sau đó có nhiều công trạng nên đã được Triều đình Hậu Lê (triều Lê Thần Tông) lúc đó phong tước dần từ  Tử  tước năm Thịnh Đức 3 (1655) lên Bá tước năm Thịnh Đức 5 (1657) rồi lên đến Hầu tước năm Vĩnh Thọ nguyên niên (1658, Lai Xuyên hầu tước). Ông có vợ chính thức họ Nguyễn (Nguyễn Thị Ngọc Dạng) là con gái của Tri phủ Nam Sách. Con trai ông được ấm phong Giám sinh vào học  ở  Quốc T ử  Giám, con trai cả  của ông là Đồng Văn Viện được bổ giữ chức Tư vụ Công bộ, con gái ông là Đồng Thị Bích làm dâu nhà Thượng thư bộ  Lại Dương Quận công. Ông xin được đất lập trang trại  ở  Phù T ải, Kim Đính, Kim Thành, Hải Dương. Người con nuôi của ông là Đồng Nhân Triêm (người gốc họ Đỗ, quê Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), nhờ ảnh hưởng của ông sau cũng được làm Tri phủ  Nam Sách, xứ  Hải Dương. Ông đảm nhận nhiều chức vụ  quan trọng trong triều đình và chỉ được về nghỉ hưu vào tuổi 79 âm lịch (ông về  trí sĩ vào năm 1658). Ngoài ra, nhánh anh em con chú của ông từ  họ  Nguyễn Đồng đã lấy lại họ  cũ của mình và phát triển ra vùng
Triền Dương, Nhân Huệ, thuộc huyện Chí Linh ngày nay.

5.8. Cụ Đồng Tồn Trạch đỗTiến sỹ  (Đệ  tam giáp đồng Tiến sỹ  xuất thân) năm Bính Tuất 1646, đời vua Lê Chân Tông (1643  -  1649),Ở  xã Triền Dương, huyện Chí Linh, Hải Dương. Cụ Đồng T ồn Trạch là người làng Lôi Dương và là cháu của cụ Đồng Đắc.


5.9. Cụ Đồng Bỉnh Gio đỗ Tiến sỹ (Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân) năm Tân Mùi 1691, đời vua Lê Hy Tông (1676 - 1705). theo “Đại Việt sử ký toàn thư” (Bản kỷ tục biên 1676 -1740)

5.10. Cụ Đồng Công Viện đỗ Tiến sỹ (Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân) năm Nhâm Thìn 1712, đời vua Lê Dụ  Tông (1705  -  1729)  Ở  xã Hải Lãng, huyện Đại An, nay chủ  yếu là vùng đất của xã Nghĩa Thái,huyện Nghĩa Hưng, Nam Định, , lúc ông 32 tuổi (ông sinh năm Canh Thân  1680), như vậy cha mẹ  ông từ  nơi khác đến cư trú tại vùng đất này chậm nhất cũng là vào khoảng năm 1679. Xã Hải Lãng thời Hậu Lê xưa gồm đất của mấy xã thuộc miền thượng Nghĩa Hưng ngày nay, trong đó có xã Nghĩa Thái, Nghĩa Thịnh... mà ở vùng này ngày nay vẫn còn địa danh Hải Lạng (tên đọc chệch của chữ Hải Lãng) nằm ở  phía nam sông Nam Định (sông Đào), bên dưới xã Nghĩa Đồng thuộc huyện
Nghĩa Hưng.
5.11. Cụ Đồng Hưu đỗ  Tiến sỹ  (Đệ  tam giáp đồng Tiến sỹ  xuất thân) năm Giáp Thìn 1724, đời vua Lê Dụ  Tông (1705 -  1729). Ông sinh năm 1687,Ở  xã Nhữ  Thủy, huyện Ngự  Thiên, nay thuộc xã Liên Hiệp, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình,  
5.12. Cụ Đồng Doãn Khuê (có sách ghi là Đồng Doãn Giai) đỗ  Tiến sỹ  (Đệ  tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân) năm Bính Thìn 1736, đời vua Lê Ý Tông (1735 - 1740) Ở xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
5.13.Cụ Đồng Hanh Phát thời Lê, khoảng triều Lê Nhân Tông (1443 -  1459),   không rõ có đỗ  Tiến sỹ  hay không, nhưng làm  “Gián quan Ngự  sử  đài”  được ghi trong sách “Hiển Khánh vương Trịnh Khả” của Hoàng Tuấn Phổ,  sách “Sử  học bị  khảo” của Đặng Xuân Bảng cũng có nhắc đến tên vị quan họ Đồng này.
5.14. Cụ Đồng Mặc, người Thanh Hóa là một trong những hào kiệt nổi lên chống giặc Minh xâm lược (cùng ông Lê Nhị người Thanh Oai, ông Lê Khang người Thanh Đàm, ông Đỗ Cối người Nghệ An, ông Nguyễn Ngân Hà), ông đã tập hợp được lực lượng, tổ chức đốt phá nhiều chiến thuyền của quân Minh và tiêu diệt rất nhiều quân giặc. Theo sách “Việt sử tiêu án” của Ngô Thời Sĩ thì vào niên hiệu Trùng Quang thứ hai thời Hậu Trần (năm 1410)

Điều này cũng chứng tỏ họ Đồng đã có ở nước ta từ lâu trước khi nhà Minh sang xâm lược và cũng có mối thù với quân giặc cướp nước, nên không thể có chuyện nguồn gốc họ Đồng Việt Nam lại từ  hai ông họ  Đồng bên Trung Quốc được nhà Minh cử  sang làm quan Ngự sử ở nước ta, lấy vợ ở vùng phủ Lườn rồi ở lại không về Trung Quốc sau khi Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi nước ta (theo nghiên cứu sơ lược của tác giả Đồng Đình Hiếu thuộc nhánh họ Đồng ở Liên Xương, Hiển Khánh, Vụ Bản, Nam Định).

Theo sách “Tóm tắt niên biểu lịch sử  Việt Nam” của Hà Văn Thư và Trần Hồng Đức, từ năm 1407, sau khi tiêu diệt nhà Hồ, nhà Minh đã đổi nước  ta thành quận Giao Chỉ  thuộc Trung Quốc và dưới quận được chia thành 15 phủ gồm 36 châu với 181 huyện.
Với những tội ác tầy trời đã gây ra cho dân chúng nước Đại Việt ta, quan quân nhà Minh sau khi thất bại vào năm 1427, dù có chạy trốn vào rừng cũng bị các mục đồng, tiều phu bắt giao cho nghĩa quân Lam Sơn, cho nên không thể có người Trung Quốc nào đã phục vụ nhà Minh ở lại mà lại có thể sống yên thân, phát triển được nòi giống trên đất Đại Việt.

 

6. Bị chú


Họ  Đồng ở  Việt Nam là một dòng họ  có số  người chiếm tỉ  lệ  nhỏ, theo ước tính chỉ  chiếm khoảng 0,8 % trong tổng số  dân 100 triệu người Việt Nam hiện nay. Người họ  Đồng sống phân tán, rải rác trong nhiều tỉnh, thành trên cả nước, nhưng tập trung đông đúc vào một số vùng đất sau:

6.1.Thái Nguyên (xã Bá Xuyên (Sông Công); xã Tân Hương thuộc huyện Phổ Yên, xã Xuân Phương thuộc huyện Phú Bình, xã Bảo Linh huyện Định Hoá; huyện Đại Từ …);
6.2.Bắc Giang (xã Cao Xá, Việt Lập thuộc huyện Tân Yên, xã Nghĩa Hòa, Nghĩa Hưng, xã An Hà, xã Tân Thịnh thuộc huyện Lạng Giang, xã Hương Lâm thuộc huyện Hiệp Hòa; Hà Vị (TP. Bắc Giang), và một số huyện khác Lục Nam; Hiệp Hoà, Yên Dũng; Yên Thế…);
6.3. Bắc Kạn (xã Cốc Đán, huyện Ngân Sơn và xã Đồng Lạc, huyện chợ Đồn)
6.4 Yên Bái ( xã Hát Lừu thuộc huyện Trạm Tấu; xã Phúc Sơn huyện Văn Chấn…)
6.5. Hà Tây cũ (xã Hương Sơn thuộc huyện Mỹ Đức, xã Hồng Thái huyện Phú Xuyên,…);
6.6. Hà Nội (xã Vân Hà, Cổ Loa, Xuân Canh huyện Đông Anh; xã Phú Minh, xã Trung Giã thuộc huyện Sóc Sơn; Gia Lâm..)
Huyện Sóc Sơn);
6.7. Hưng Yên (xã Trung Hoà, huyện Yên Mỹ; xã Lệ Xá, huyện Tiên Lữ; xã Trung Nghĩa.

6.8. Hải  Dương  (xã  Kim  Đính;  Liên  Hòa;  xã  Đồng  Gia  thuộc huyện  Kim  Thành; xã  Cổ  Châu, Nhân  Huệ,  Triền  Dương;  Văn  Đức  thành  phố  Chí  Linh;  Phường  Ái  Quốc TP. Hải Dương; xã Quang Trung, xã Cộng Lạc, xã Nguyên Giáp thuộc huyện Tứ Kỳ; xã Phạm Mệnh thuộc huyện Kinh Môn; huyện Nam Sách; Thanh Hà; Gia Lộc...)
6.9. Hải  Phòng  (xã  Hoa  Động,  xã  Thiên  Hương, xã Thuỷ Sơn, xã Thuỷ Đường, xã Phù Ninh, xã Kênh Giang thuộc huyện Thủy Nguyên; xã An Thái, xã An Tiến… huyện An Lão; các xã  Đại Hợp, Đoàn xá, Tú Sơn, Tân Phong  thuộc huyện Kiến  Thụy,…),  khu dân cư Tiểu Trà, Phúc Lộc phường Hưng Đạo, quận Dương Kinh…

6.10. Nam  Định  (xã  Hiển  Khánh thuộc huyện  Vụ  Bản,  xã  Nghĩa  Thái,  xã  Nghiã  Sơn,  xã  Nghĩa Châu thuộc huyện Nghĩa Hưng, xã Trực Khang thuộc huyện Trực Ninh,…),
6.11. Thái  Bình  (xã  Liên  Hiệp, xã Thái Phương thuộc  huyện  Hưng  Hà,  xã  Tân  Phong  huyện  Vũ Thư, xã Thụy Trường, Thị trấn Diêm Điền thuộc huyện Thái Thụy,…),
6.12.Thanh Hoá (xã Ngư Lộc,  xã  Hoa Lộc, Minh Lộc thuộc huyện Hậu Lộc, xã Quảng Thắng thuộc TP.Thanh  Hóa; xã Vạn  Thiện, Tượng Văn thuộc huyện Nông Cống; Thị trấn Nga Sơn;  xã Nga Phương, Nga Bạch thuộc huyện Nga Sơn; Hà Trung ...),
6.13.Nghệ An (xã Văn Tụ huyện Đông Thành, xã Long Thành thuộc huyện Yên Thành, xã Sơn Hải huyện Quỳnh Lưu, Cửa Lò...), Hà Tĩnh (xã Thạch Khê thuộc huyện Thạch Hà; huyện Đức Thọ, Can Lộc...)
6.14.Miền Trung: Quảng Bình: xã Cảnh Dương thuộc huyện Quảng Trạch; Thừa Thiên- Huế (TT.Phong Điền, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang); Đà Nẵng: ở Liên Chiểu, Hoà Vang;
6.15 Quảng Nam: xã Quế Phú thuộc Quế Sơn; xã Điện Phước thuộc huyện Điện Bàn; xã Tiên Ngọc thuộc huyện Tiên Phước…
6.16 Quảng Ngãi: xã Bình Thuận thuộc huyện Bình Sơn, xã Nghĩa Dõng, TP.Quảng Ngãi…; Bình Định: Tập trung các huyện Phù Cát và Tuy Phước.
6.17 Khu vực miền Nam thì người họ Đồng di cư từ Bắc vào Nam phân bố khá rải rác ở nhiều nơi, vào đến tận huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, thành phố Cần Thơ, thành phố Cà Mau, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Trà Vinh, Tây Ninh … nhưng tập trung nhiều nhất là ở khu vực Sài Gòn - Gia Định (thành phố Hồ Chí Minh  ngày  nay); Vũng tàu và các tỉnh Tây Nguyên cũng có nhiều người họ Đồng ở nhiều nơi về sinh sống.


Trong khuôn khổ bài viết này chưa thể làm thỏa mãn được nhu cầu hiểu biết của người đoc, tác giả rất mong các con cháu trong dòng họ tiếp tục nghiên cứu làm rõ thêm nguồn gốc thật sự  của dòng họ mình một cách trung thực, khách quan, khoa học và mang tính tổng thể. Để có tư liệu viết được các nội dung này, tác giả xin chân thành cảm ơn các cụ cao niên trong một số nhánh họ từ nhiều năm trước đã tiếp đón chân tình, đã dành thời gian tâm sự, cho xem, cho phép sao chụp các gia phả cùng một số tài liệu liên quan quý giá khác, để  tạo điều kiện cho tác giả  có thời gian nhiều năm nghiền ngẫm, kiểm tra, so sánh, xác minh các thông tin thu lượm được, nhờ đó mà đã có được niềm tin ban đầu vào những kết quả nghiên cứu của mình. Do trình độ  và điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế, mà chủ  đề  nghiên cứu lại liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, trong bối cảnh của một đất nước nhiều lần bịtàn phá bởi chiến tranh, làm cho các di sản văn hóa do tiền nhân để  lại khó mà giữ  được toàn vẹn, cho nên các kết quả nghiên cứu này khó tránh khỏi những thiếu sót hoặc sai sót, mong các bậc cao minh trong và ngoài dòng họ lượng thứ.



(Bài viết do Tiến sỹ Đồng Xuân Thành, Phó trưởng ban liên lạc họ Đồng Việt Nam viết theo nguyên cứu, quan điểm riêng của tác giả. Ban biên soạn có chỉnh lý, bổ sung thêm).