GIA PHẢ CHỮ HÁN

I/ QUÁ TRÌNH RA ĐỜI GIA PHẢ CHỮ HÁN

Quốc gia có quốc sử, quốc pháp. Gia tộc có gia phả, gia quy. Gia phả (còn gọi tộc phả, tông phả, phả hệ) là bản ghi chép theo thứ tự sinh hạ gồm tên, tuổi, quê quán, ngày sinh, mất, tên vợ con . . . của một gia đình dòng tộc. Tông đồ là bản vẽ đường dẫn huyết thống sinh hạ trong một dòng tộc. Trong một dòng tộc, cá nhân không thể viết được toàn bộ gia phả mà chỉ kế thừa đời trước và truyền lại đời sau. Nếu không có gia phả và tông đồ sẽ không có dòng tộc. Các dòng dõi vua quan gọi gia phả của vương triều mình hay gia tộc mình bằng từ ngữ trân trọng như Ngọc phả, Ngọc điệp… (Ngọc điệp 玉 牒: Gia phả dòng tộc cao quý Ngọc điệp 玉 牒: Gia phả dòng tộc cao quý) Lúc đầu, gia phả xuất hiện chỉ trong Hoàng tộc cùng giới quan lại. Gia phả đầu tiên của nước ta là Hoàng Triều Ngọc Điệp của nhà Lý soạn vào năm 1026. – Nhà Trần có Hoàng Tông Ngọc Điệp. – Nhà Lê có Hoàng Lê Ngọc Phả – Nhà Nguyễn lập Tôn Nhân phủ và Bản triều Ngọc phả Cùng với sự xuất hiện các gia phả của Hoàng tộc là gia phả của các danh gia, quan lại rồi lan rộng đến tầng lớp bình dân. Trước đây, gia phả chủ yếu được ghi chép bằng chữ Hán – Nôm Sau năm 1945, nhiều bản gia phả lập bằng 3 văn tự song song : chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Ngày nay, hầu hết gia phả được viết bằng chữ Quốc ngữ Tục làm gia phả phát triển mạnh ở hai miền Bắc bộ và Trung bộ. Nam bộ rất ít gia đình làm gia phả mà chỉ lập tông đồ.

II/ CÁCH XƯNG HÔ TRONG GIA PHẢ CHỮ HÁN

Gia phả chữ Hán do người trưởng tộc đứng tên lập và làm vị trí trung tâm để xưng hô (xưng hô theo quan hệ với trưởng tộc). Do vậy việc lập gia phả rất phức tạp khi phân chia Phái, Chi, xưng hô theo trực hệ, bàng hệ … Sau đây là bảng đối chiếu xưng hô:

1/ Thế hệ trước người lập gia phả: 

Quan hệ Từ ngữ Hán Việt Từ ngữ thuần Việt Trực hệ Thân phụ, thân mẫu Cha, mẹ ruột Hiển khảo tỷ Cha mẹ đã mất Tổ phu, tổ mẫu Ông, bà Nội Hiển tổ khảo, tỷ Ông, bà Nội đã mất Tằng tổ khảo, tỷ Ông, bà Cố Cao tổ khảo, tỷ Ông, bà Tổ Cao cao tổ khảo, tỷ Cha mẹ của ông bà Tổ Cao Cao Cao tổ khảo, tỷ Cha mẹ của ông bà Tổ Cứ thêm một đời trước đời Cao Tổ thì thêm 1 chữ Cao Thủy Tổ Ông Tổ đời thứ nhất Thái Thủy Tổ Cha của ông Thủy Tổ Thái Thái Thủy Tổ Ông Nội của ông Thủy Tổ Thái Thái Thái Thủy Tổ Ông Cố của ông Thủy Tổ Cứ thêm một đời trước đời Thủy tổ thì thêm 1 chữ Thái Bàng hệ Bá khảo tỷ Vợ chồng bác Thúc khảo tỷ Vợ chồng chú Cô Cô Tổ Bá khảo tỷ Ông bà Nội bác Tổ Thúc khảo tỷ Ông bà Nội chú Tổ Cô Bà Nội cô Tằng Tổ bá khảo tỷ Ông bà Cố bác Tằng Tổ thúc khảo tỷ Ông bà Cố chú Tằng Tổ cô Bà Cố cô Cao Tổ Bá khảo tỷ Ông bà Tổ bác Cao Tổ thúc khảo tỷ Ông bà Tổ chú Cao Tổ cô Bà Tổ cô 2/ THẾ HỆ NGANG HÀNG NGƯỜI LẬP GIA PHẢ Quan hệ Từ Hán Từ thuần Việt Trực hệ Kỷ thân, bản thân Mình (Người lập gia phả) Thân (bào) huynh Anh trai ruột Thân (bào) tỉ Chị gái ruột Thân (bào) đệ Em trai ruột Thân (bào) muội Em gái ruột Quan hệ hôn nhân Hôn tỷ , hôn muội Chị dâu, em dâu Luyến huynh, luyến đệ Anh rể, em rể Bàng hệ Đường huynh, đệ, tỷ, muội Anh trai, em trai chị gái, em gái cùng ông nội Đồng đường huynh, đệ, tỷ, muội Anh trai, em trai chị gái, em gái cùng ông Cố Đồng tộc huynh, đệ, tỷ, muội Anh trai, em trai, chị gái, em gái cùng tộc. 3/ THẾ HỆ SAU CỦA NGƯỜI LẬP GIA PHẢ Quan hệ Từ ngữ Hán Việt Từ ngữ thuần Việt Trực hệ Thân tử, bào tử Con ruột Thân tôn, nội tôn Cháu nội Tằng tôn Cháu xưng với ông cố Huyền tôn Cháu xưng với ông tổ Nhĩ tôn Cháu 10 đời trở lên Viễn tôn Cháu xa hàng chục đời trở lên Tự tôn Cháu nối đời Bàng hệ Điệt tôn Cháu gọi bằng bác, chú, cô C/ HẠN CHẾ TRONG GIA PHẢ CHỮ HÁN Khi tra cứu Gia phả chữ Hán gặp phải những khó khăn sau: 1/Phần ghi sinh hạ các thế hệ do Tộc trưởng đứng lập, xưng hô nhiều từ Hán cổ làm thế hệ sau khó tra cứu.

 2/ Bách gia tính là sách xuất hiện trong thời cổ đại Trung Quốc. Trong Bách gia tính mỗi tộc có tổ quán riêng. Khởi đầu sách “Bách gia tính”, tổ quán Thiên Thủy của tộc Triệu nêu ra trước tiên. Tộc Phạm có tổ quán là quận Cao Bình, tộc Nguyễn có tổ quán là quận Trần Lưu, v.v… Ngày nay, Bách gia tính không còn phù hợp và không nên áp dụng sẽ gây sự nhầm lẫn giữa địa danh trong sách Bách gia tính và địa danh thực tế của Việt Nam.

3/ Viết gia phả cổ viết bằng hai màu mực:

 – Mực đỏ: Viết tên những người đang sống.

– Mực đen: Viết tên những người đã mất. Một khi người có tên mực đỏ qua đời thì dùng mực đen viết lấp đi màu đỏ.

4/ Gia phả cổ được viết bằng chữ Hán, bảo quản kính cẩn trên bàn thờ. Gia phả chỉ mở ra khi cúng tế. Con cháu không được tùy tiện xem đọc. Do vậy tạo ra mâu thuẫn: Muốn giáo dục truyền thống tông tộc nhưng con cháu khó tiếp cận với những thông tin trong gia phả. Quốc sử cần toàn dân hiểu thì tộc phả cần in sao phổ biến toàn tộc. Do những khó khăn trên, Gia phả thời nay có sự tiếp biến, cải biên phù hợp thực tế. Nội dung đề tài này thể hiện trong bài viết “Gia phả ngày nay” sẽ được đăng tải tiếp theo.

 GIA PHẢ THỜI NAY

I/ HỆ THỐNG PHÂN CẤP GIA PHẢ THỜI NAY

Cho đến nay chưa có một điển chế thống nhất việc phân chia các cấp sinh hạ trong dòng tộc. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã dựa nguyên lý “Thủy hữu nguyên, mộc hữu bổn” (nước có nguồn, cây có gốc) mà chia huyết thống sinh hạ thành 2 cấp:

– Phái (dòng nước, nhánh sông)

– Chi (cành, nhánh cây).

Ngày xưa, dân số ít nên đa số các tộc thường phân chia theo 2 cấp thứ tự:

 – Phái: Thủy tổ chia thành nhiều Phái

– Chi: Phái chia thành nhiều Chi. Đến cấp Chi thường không phân chia tiếp tục nữa. Nhưng con cháu tộc dòng tộc liên tục sinh hạ, phát triển tăng dân số tự nhiên. Gia phả và Tông đồ thể hiện sự nối đời trường tồn của một dòng họ. Vì vậy lập Tông đồ phải mở ra hướng phát triển liên tục. Do vậy, gia phả, tông đồ chia theo hệ thống như sau: - Sinh kỳ 1: 1/ Phái -> 2/ Phân Phái -> 3/ Tiểu Phái -> 4/ Chi -> 5/ Phân Chi -> 6/ Tiểu Chi -> 7/ Tiết -> 8/ Phân Tiết -> 9/ Tiểu Tiết -> 10/ Diệp -> 11/ Phân Diệp -> 12/ Tiểu Diệp -> (Gia phả chia theo hệ thống 12 cấp, sau Tiểu Diệp thì sang sinh kỳ 2) - Sinh kỳ 2: 1/ Phái -> 2/ Phân Phái -> 3/ Tiểu Phái -> 4/ Chi -> 5/ Phân Chi -> 6/ Tiểu Chi -> 7/ Tiết -> 8/ Phân Tiết -> 9/ Tiểu Tiết -> 10/ Diệp -> 11/ Phân Diệp -> 12/ Tiểu Diệp -> (Gia phả chia theo hệ thống 12 cấp, sau Tiểu Diệp thì sang sinh kỳ 3) - Sinh kỳ 3: 1/ Phái -> 2/ Phân Phái -> 3/ Tiểu Phái -> 4/ Chi -> 5/ Phân Chi -> 6/ Tiểu Chi -> 7/ Tiết -> 8/ Phân Tiết -> 9/ Tiểu Tiết -> 10/ Diệp -> 11/ Phân Diệp -> 12/ Tiểu Diệp -> (Gia phả chia theo hệ thống 12 cấp, sau Tiểu Diệp thì sang sinh kỳ 4 , v.v. . .)

- Phái : Nhánh sông (Nước chảy từ nguồn, chia thành nhiều nhánh sông) - Tiểu phái: Nhánh sông nhỏ (Nhánh sông lớn chia ra nhiều nhánh sông nhỏ)

- Chi: Cành, nhánh (Cây mọc từ gốc, chia thành nhiều cành, nhánh ) - Phân chi: Cành, nhánh nhỏ (Cành, nhánh lớn chia thành nhiều cành, nhánh nhỏ)

- Tiết: Lóng, đốt cây (Trong một cành, nhánh có nhiều lóng, đốt cây ) - Phân tiết: Đoạn nhỏ của lóng, đốt (Một lóng đốt chia nhiều đoạn nhỏ) - Diệp: Lá cây (Lá cây mọc từ các đốt, lóng)

- Phân diệp: Một miếng, phần của lá (Lá cây chia thành nhiều miếng lá) Phân chia các cấp bằng các tên gọi “Phái … Chi…, Phân chi…” theo quy định thống nhất trong nội bộ mỗi tộc. Cùng trong cấp Phái, nhưng có Phái không chia thành nhiều Chi, vì mỗi đời chỉ sinh duy nhất một con trai nối dòng. Nhưng cũng có Phái, mỗi đời sinh hạ rất nhiều con trai, chia thành nhiều cấp lớn nhỏ như: Phái -> Chi -> Phân chi, v.v… Khi phân hệ đến “Tiểu Diệp” thì trở vòng xoắn trôn ốc phân hệ theo sinh kỳ 2.

II/ BỐ CỤC GIA PHẢ THỜI NAY

1/ LỜI MỞ ĐẦU

Lời mở đầu có những ý chính sau:

– Nêu ý nghĩa và lý do lập gia phả (tân lập, tục biên hay trùng tu…)

– Nêu tên và quá trình lập các gia phả trước đó (các gia phả tiền biên)

– Nêu truyền ngôn, di huấn cho các thế hệ đời sau về gia phả.

 – Nêu thời gian, địa điểm, tên tập thể (hoặc cá nhân) đứng lập gia phả. 2/ LỊCH SỬ DÒNG TỘC

Đây là phần ghi lịch sử phát triển của dòng họ qua các thời đại kể từ đời thứ nhất là ông Thủy tổ đến thời điểm hiện tại.

 3/ HỌ TÊN CÁC THẾ HỆ Đây là phần ghi các thế hệ sinh hạ trong gia tộc. a/ Thượng niệm các thế hệ trước Thủy tổ Minh hoa Thượng niệm Nguyễn Văn tộc, lịch đại Thái Thủy tổ tôn linh Từ thế hệ Thái Thủy tổ (cha mẹ ông Thủy tổ) về trước không có họ tên trong gia phả vì không tìm ra tư liệu về nhân thân, mồ mả. Vì vậy, ghi dòng chữ trên để tôn kính tưởng niệm cội nguồn.

b/Tông đồ Ghi tông đồ từ ông bà Thủy tổ trở xuống đến thế hệ hiện tại. Hệ thống tông đồ lập theo mô hình trực phân. Một dòng tộc có nhiều thế hệ từ quá khứ, hiện tại và phát triển trong tương lai. Tông đồ không thể lập chung trên một bảng giấy vì không có diện tích nào dung chứa đầy đủ. (Xin được trình bày trong bài viết riêng) Vì vậy, tông đồ nên lập riêng theo hệ thống phân cấp trong dòng tộc, gồm những bảng tông đồ như sau: – Bảng Tông đồ Thủy tổ – Bảng Tông đồ Phái 1, 2, 3, … Dưới cấp Phái tiếp tục lập bảng Tông đồ từng bộ phận theo thứ tự như sau: 1/ Phái -> 2/ Phân Phái -> 3/ Tiểu Phái -> 4/ Chi -> 5/ Phân Chi -> 6/ Tiểu Chi ->, v. v… c/ Đời thứ nhất: Thủy tổ ĐỜI THỨ 1 Thủy tổ: . . . . . . . . . . - Tên thường gọi : . . . . . . . Tên tự, hiệu: . . . . . - Sinh: . . . . . . . . . . - Cư trú: . . . . . . . . . . - Tạ thế: . . . . . . . . . . - Nghề nghiệp, học vấn, công tích đối với xã hội và gia tộc: . . . . . . . . . . - Mộ táng tại : . . . . . . . . . . Chánh thất - Tên thường gọi : . . . . . . . Tên tự, hiệu: . . . . . - Sinh: . . . . . . . . . . - Cư trú: . . . . . . . . . . - Tạ thế: . . . . . . . . . . - Nghề nghiệp, học vấn, công tích đối với xã hội và gia tộc: . . . . . . . . . . - Mộ táng tại : . . . . . . . . . . Sinh hạ: 1/ . . . . . . . . . . 2/ . . . . . . . . . . 3/ . . . . . . . . . .

d/ Các thế hệ sau Thủy tổ ĐỜI THỨ ….. Chi ….., Phái ……. HỌ TÊN: ……………………………. (con của ông …… và bà ……)

- Sinh: Giờ, ngày, năm, tháng theo Âm lịch và Dương lịch - Cư trú: Ghi địa chỉ thường trú hiện tại

- Tạ thế: Giờ, ngày, năm, tháng theo Âm lịch và Dương lịch (tại thế thì chừa trống dòng này)

- Mộ táng tại: Ghi nơi chôn cất mộ, chụp hình văn bia đính kèm (tại thế thì chừa trống dòng này) Chánh thất: ……………………. - Sinh: Giờ, ngày, năm, tháng theo Âm lịch và dương lịch

 - Quê quán: Con ông bà ; Cư trú: Thôn, xã, huyện, tỉnh (nhằm để con cháu mình biết về ông bà ngoại) - Tạ thế: Giờ, ngày, tháng, năm theo Âm lịch và Dương lịch (tại thế thì chừa trống dòng này)

- Mộ táng tại: Ghi nơi chôn cất mộ, chụp hình văn bia đính kèm (tại thế thì chừa trống dòng này) Kế thất hoặc thứ thất (nếu có): ……………………. Ghi chú: - Chánh thất, đích thất, chánh phối, chánh thê: Vợ chính (Thất: nghĩa chính là Nhà ở. Theo cổ luật, mặc dù người chồng có nhiều vợ nhưng phải ở chung nhà với người vợ chính nên còn gọi là chánh thất) -Kế thất: người vợ kế tiếp khi vợ chính đã qua đời -Thứ thất: Người vợ thứ hai ( theo luật đa thê trong xã hội ngày xưa) Sinh hạ Trong phần sinh hạ, gia phả ghi tất cả con trai, con gái, con nuôi, con ngoài giá thú, con vô danh, suất sảotheo thứ tự 1, 2, 3 …, anh ghi trước, em ghi sau. Ghi chú: - Con vô danh: Con đẻ ra chưa kịp đặt tên, hoặc con ngoài giá thú không biết tên mà đã chết. - Con suất sảo (Suất 率: lơ đễnh, thiếu chú tâm ; Sảo 稍: Con chưa đủ tháng, còn trong bụng mẹ). Suất sảo: Con thiếu tháng bị chết. Theo phát âm giọng Quảng Nam đọc là “suốt sổ” là không đúng nghĩa. Đây là gia phả thể hiện tính nhân văn và tín ngưỡng. Tên tuổi được ghi chép rõ ràng để người sống yêu thương đùm bọc. Người chết có một nơi thờ tự khói hương, ký gởi linh hồn. Gia phả không phải là văn bản hành chính để làm chứng cớ tranh tụng về nhân thân và tài sản thừa kế. – Con trai thì ghi họ tên (không ghi gì thêm nữa vì sẽ có trang riêng để ghi người đó). – Nếu con trai đã chết, chưa có vợ con thì ghi năm sinh, năm mất và các chi tiết khác nếu cần ghi (không ghi trang riêng người con trai đó vì không có con nối đời) – Con gái thì ghi năm sinh, năm mất. Tên họ chồng các con (gia phả không ghi trang riêng cho con gái). - Nếu con gái không kết hôn mà sinh con, lấy dòng tộc của mẹ đặt tên cho con thì cách ghi gia phả giống như con trai trong dòng tộc. Các con cháu theo dòng họ mẹ có quyền lợi và nghĩa vụ như cháu nội trai. Cuối trang cá nhân ghi quá trình sinh trưởng, nghề nghiệp, công lao nổi bật đóng góp cho xã hội, dòng tộc (nếu có)

Phạm Thúc Hồng