Chúng ta đã biết: Nước có sử, Nhà có phả. Sử ghi lại những sự kiện của đất nước, Phả là để ghi lại những thăng trầm của một họ tộc. Gia phả là lịch sử của một dòng họ.
Hiện nay, nhiều chi họ đã và đang lập Gia phả. Các cuốn Gia phả đã được phổ biến hiện không giống nhau, do cách làm, cách hiểu và phần lớn do thiếu thông tin để lập. Nhiều chi họ không mạnh dạn cử người có điều kiện để lập Gia phả vì nhiều lý do…Trong khuôn khổ của công việc lập Gia phả, một số nội dung đề cập, cần lưu ý khi tìm hiểu và tổng hợp thông tin để làm Gia phả. 1. ĐỐI TƯỢNG CỦA GIA PHẢ Đối tượng của Gia phả là Gia đình và Dòng họ. Gia phả phản ánh mối quan hệ giữa gia đình và dòng họ. Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, các thành viên của gia đình gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống. Có thể phân chia gia đình làm 2 loại: – Gia đình lớn. Là một gia đình có từ 3 thế hệ trở lên, thường được coi là gia đình truyền thống, có một nhóm người ruốt thịt của một vài thế hệ chung sống với nhau đướ một mái nhà. Các thành viên được xếp đặt trật tự theo ý muốn của người lãnh đạo gia đình, thường là người đàn ông cao tuổi nhất trong gia đình. 2. CHỨC NĂNG CỦA GIA PHẢ Gia phả có 6 chức năng chính như sau: 1. Chức năng nhận thức. GP có các tri thức về dòng họ và những qui luật phát triển dòng họ. Sống chung và thấu hiểu, cùng một họ phải thương yêu nhau, một giọt máu đào hơn ao nước lã…là truyền thống quí báu của dòng họ Việt Nam
Theo Tuấn Anh |