Ngày 26/9/2020, Ban liên lạc Họ Đồng Việt Nam tổ chức Hội nghị nhiệm kỳ 2015-2020. Tham dự có GS.TS Trung tướng Đồng Minh Tại, Trưởng Ban liên lạc họ Đồng Việt Nam, cùng đông đủ các thành viên Ban liên lạc.


Tại hội nghị, Tổng thư ký Ban liên lạc họ Đồng Việt Nam TS.Đồng Xuân Thụ đã trình bày bản dự thảo kế hoạch Tổ chức Đại hội đại biểu Họ Đồng toàn quốc lần thứ 2; Gặp mặt họ Đồng Việt Nam lần thứ 5, năm 2021; Kế hoạch biên soạn và xuất bản cuốn sách Họ Đồng Việt Nam tập 2.

I-  Mục đích yêu cầu:

1. Mục đích:

- Tiếp tục tập hợp,kết nối, giữ gìn và phát huy truyền thống hướng về cội nguồn. Đồng thời lan tỏa những giá trị đạo đức thông qua nền nếp gia phong của dòng tộc họ Đồng trên mọi miền Tổ quốc.

-Tuyên truyền vận động tinh thần tương thân, tương ái, con em trong dòng họ hảo tâm đóng góp quỹ xây dựng nơi thờ tự tổ tiên, động viên con em học giỏi vượt khó vươn lên khởi nghiệp xây dựng đời sống.

- Khích lệ, động viên tinh thần yêu nước, yêu dòng họ, hiếu học, hướng về cội nguồn của các thế hệ con cháu dòng họ Đồng hôm nay và mai sau.

2. Yêu cầu:

- Chương trình Đại hội và gặp mặt họ Đồng toàn quốc phải được xây dựng chặt chẽ, đảm bảo chất lượng, có chiều sâu văn hoá, trên cơ sở phát huy các giá trị truyền thống , đồng thời tiếp thu những giá trị mới, tiến bộ.

- Đảm bảo sự trang trọng, đầm ấm, nghĩa tình, không phô trương, hình thức

- Thực hiện nếp sống văn minh, đảm bảo an toàn, tiết kiệm

II. Nội dung:

A. Chương trình Đại hội

1. Thời gian, địa điểm dự kiến :

Thời gian: 13h30 ngày 10-4-2021
(Tức chiều thứ bảy ngày 29-2 âm lịch)

-Địa điểm :

Chùa Ông, thôn Bình Lương, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

- Thành phần tham dự:
Các thành viên BLL họ Đồng Việt Nam; BLL họ Đồng các tỉnh thành phố, huyện, thị; CLB doanh nhân họ Đồng ;các Trưởng tộc, Hội đồng gia tộc của 162 nhánh họ Đồng trên toàn quốc; Những người con họ Đồng tiêu biểu. Đại diện một số khách mời khác.

- Số lượng dự kiến : 1.000 người

2. Nội dung chương trình:

-13h30 : Đón tiếp đại biểu
-14h00: Văn nghệ chào mừng
-14h30 -17h00 : Đại hội chính thức (sẽ có kịch bản sau)
18h00 : Chương trình  Đêm giao lưu văn nghệ: " Họ Đồng Việt Nam - 3 miền kết nối " để chào mừng thành công Đại hội.

3. Công tác chuẩn bị :

-  Chuẩn bị Báo cáo kết quả hoạt động của họ Đồng Việt Nam nhiệm kỳ I
(2015-2020); Phương hướng hoạt động của nhiệm kỳ  II (2020-2025).

- Chuẩn bị quy chế làm việc; Đề án nhân sự Ban liên lạc và Sửa đổi, bổ sung Quy ước hoạt động của Ban liên lạc Việt Nam.

- Công tác hậu cần, vận động tài chính.

- Quà tặng, biểu tượng

- Khen thưởng, vinh danh các tập thể, nhánh họ, cá nhân có thành tích trong nhiệm kỳ vừa qua.

B. Chương trình Lễ cầu siêu và gặp mặt họ Đồng toàn quốc

1. Thời gian, địa điểm dự kiến :

- Thời gian: 7h30 ngày 11-4-2021
(Tức ngày Chủ nhật 30-2 âm lịch)
-Địa điểm: Chùa Ông, thôn Bình Lương, xã Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên

2. Thành phần:
- Ban liên lạc họ Đồng Việt Nam
- Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hưng Yên, huyện Văn Lâm
- Lãnh đạo, đoàn thể xã Tân Quang
- Ban liên lạc họ Đồng các tỉnh thành phố, huyện thị
-Trưởng tộc, Hội đồng gia tộc 162 nhánh họ Đồng trên toàn quốc
- Bà con họ Đồng toàn quốc

3. Số lượng : 5.000 người

4. Nội dung chương trình:
- 7h00- 8h00 : Đón tiếp đại biểu
- 8h00-8h30: Văn nghệ chào mừng
- 8h30: Chương trình buổi lễ chính thức (Sẽ có kịch bản sau)

5. Nội dung chuẩn bị

 Thực hiện nghi lễ như mọi năm
(Cầu an, cầu siêu cho dòng họ; gặp mặt, giao lưu)
Sẽ có kịch bản chi tiếp sau

C. Biên soạn và xuất bản sách : Họ Đồng Việt Nam tập 2

Gợi ý dự thảo đề cương cuốn sách:

-Thư ngỏ của Trưởng Ban liên lạc họ Đồng Việt Nam
-Lời giới thiệu Ban biên tập

 

                    PHẦN TỔNG QUAN

 

1.Danh sách Ban liên lạc họ Đồng Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020

2. Bài viết giới thiệu về kết quả hoạt động của Ban liên lạc họ Đồng Việt Nam nhiệm kỳ 2015- 2020

           PHẦN I : HỌ ĐỒNG VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ


1.Họ Đồng Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử
-Giới thiệu một số bài viết khái quát, tổng quan họ Đồng Việt Nam 

(Chỉnh sửa , bổ sung)

2.Gương sáng tiền nhân
-Giới thiệu các về gương sáng họ Đồng thời xưa: Như Ngài Nhị tổ Pháp Loa Đồng Kiên Cương; Danh tướng Đồng Văn Năng; Đốc đồng trấn Lạng Sơn Tiến sĩ Đồng Doãn Giai, Tiến sĩ Đồng Nhân Phái ..

3. Đạo hiếu họ Đồng
- Giới thiệu một số nhà thờ, từ đường họ Đồng lâu đời được công nhận là di tích lịch sử văn hoá như: Thiết Úng, Đông Anh; Trực Khang, Nam Định...

-Giới thiệu Đình, đền ,chùa, miếu thờ có công đóng góp của người họ Đồng xưa như: Đình Thiết Úng, Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Thanh Mai; Đền thờ Tiến sĩ Đồng Doãn Giai; Đền thờ Danh tướng Đồng Văn Năng...


- Giới thiệu những con đường, trường học, phường, xã mang tên người con họ Đồng như : Phường mang tên Anh hùng LLVTND Đồng Quốc Bình ở Hải Phòng; Đường Đồng Văn Cống ở TP.HCM, Bến Tre; Đường phố mang tên liệt sĩ, Anh hùng LLVTND Đồng Phước Huyến ở Đà Nẵng và Quảng Nam, Trường học mang tên Tiến sĩ Đồng Doãn Giai, Tiến sĩ. Đồng Nhân Phái...

4. Đạo học họ Đồng
- Những khoa bảng của họ Đồng thời phong kiến
-Bảng vàng vinh danh học hàm, học vị, nhà khoa học, doanh nhân, cá nhân tiêu biểu của họ Đồng thời hiện đại

        PHẦN 2: HỌ ĐỒNG TRÊN MỌI MIỀN ĐẤT NƯỚC


1. Họ Đồng Việt Nam : 10 năm kết nối (2010 -2020).
- Các bài viết như: Quá trình tìm hiểu,sưu tầm tư liệu, gia phả, kết nối dòng tộc; Một số suy nghĩ về nguồn cội...Quá trình biên soạn và xuất bản cuốn sách họ Đồng Việt Nam tập 1; Quá trình làm phim tư liệu họ Đồng; sáng tác các ca khúc về Họ Đồng Việt Nam...

2. Mạch nguồn họ Đồng Việt Nam
- Giới thiệu các nhánh, chi tộc trên mọi miền đất nước
-Một số chi họ Đồng đổi sang họ khác hoặc từ họ khác đổi sang họ Đồng

    PHẦN 3: NGƯỜI HỌ ĐỒNG TIÊU BIỂU THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH


1. Tiêu chí lựa chọn chân dung người họ Đồng tiêu biểu trong thời đại Hồ Chí Minh (sẽ có tiêu chí lựa chọn cụ thể)
2.Người họ Đồng tiêu biểu trong lĩnh vực quản lý, chính trị
3. Người họ Đồng tiêu biểu trong quân đội, công an..
4.Người họ Đồng tiêu biểu trong lĩnh vực KHCN; Văn hoá,xã hội...
5.Doanh nhân họ Đồng Việt Nam tiêu biểu
6. Danh sách các Anh hùng liệt sĩ, thương binh, Mẹ Việt Nam Anh hùng 162 nhánh họ Đồng trên toàn quốc...
7. Danh bạ các nhánh họ Đồng Việt Nam
8. Một số hình ảnh tiêu biểu về hoạt động của họ Đồng Việt Nam trong nhiệm kỳ 2015-2020

9. Mục lục

 

 

  DỰ THẢO TIÊU CHÍ LỰA CHỌN VIẾT CHÂN DUNG NGƯỜI HỌ ĐỒNG VIỆT NAM  TIÊU BIỂU THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH ĐỂ ĐƯA

                       VÀO SÁCH HỌ ĐỒNG VIỆT NAM TẬP 2

 

- Bản thân và gia đình luôn gương mẫu, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Là người tiêu biểu của dòng họ, có công lao, đóng góp trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước

 

1.     Về lĩnh vực chính trị, quản lý:

 

- Từ cấp thứ trưởng, Phó Chủ tịch, Chủ tịch UBND tỉnh trở lên

 

2.     Về lĩnh vực an ninh, quốc phòng:

 

- Từ cấp thiếu tướng trở lên

 

3.     Là Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân

 

4.     Là Anh hùng lao động

 

 

5.     Trong lĩnh vực KHCN, Văn hoá, xã hội:

 

- Đoạt giải thưởng về KHCN, Văn học nghệ thuật cấp Trung ương trở lên: Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh về KHCN, Văn học nghệ thuật dành cho cá nhân.

-Được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú, Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú

-Đoạt Huy chương Vàng cấp Quốc gia, Khu vực, Châu lục; Huân chương Lao động

-Đươc cộng đồng xã hội ghi nhận về những đóng góp tích cực trong lĩnh vực KHCN, Văn hoá, nghệ thuật..

 

6.     Doanh nghiệp, doanh nhân :

 

- Đại diện cho tinh thần dám nghĩ , dám làm, chủ động tư duy sáng tạo của người họ Đồng.

-Có dấu ấn khác biệt trên con đường khởi nghiệp kinh doanh.

 

III- Tổ chức thực hiện

 

1.     Thành lập các tiểu ban: Ban tổ chức; Ban nội dung, văn kiện; Ban nghi lễ, khánh tiết, Lễ tân, truyền thông; Ban Hậu cần, Tài chính, An ninh; Ban biên soạn sách họ Đồng tập 2

 

2.     Tiến độ thực hiện:

 

-         Trước 30/10/2020 làm việc xong địa điểm và thành lập các tiểu ban đại hội và gặp mặt họ Đồng toàn quốc lần thứ 5.

-         Từ 1/11/2020, các tiểu ban sẽ đi vào hoạt động

-         Trước 31/12/2020 Hoàn thành bản thảo họ Đồng Việt Nam lần 1

-         Trước 30/01/2021: Sửa, bổ sung và hoàn thành bản thảo sách lần 2

-         Trước 30/02/2021 : Hoàn thành bản thảo sách họ Đồng lần 3

-         05-3-2021: Cho nhà in

 

 Phát biểu góp ý vào bản kế hoạch, nhiều thành viên Ban liên lạc cơ bản đồng tình về dự thảo nội dung bản kế hoạch như về thời gian, địa điểm, khách mời. Một số ý kiến lưu ý cần phải chi tiết cụ thể từng chương trình như Đại hội, chương trình gặp mặt họ Đồng toàn quốc. Riêng việc biên soạn sách họ Đồng tập 2, các thành viên Ban liên lạc thống nhất cần phải tổng hợp các góp ý đề cương chi tiết, sau đó tiến hành họp Ban tư liệu tộc phả , phân công nhiệm vụ cụ thế cho từng thành viên trong Ban biên soạn sách.

 

Phát biểu kết luận hội nghị, Trưởng Ban liên lạc GS.TS.Trung tướng Đồng Minh Tại nhấn mạnh, thời gian từ nay đến Đại hội không dài, do vậy đề nghị các thành viên góp ý, nhất là các thành viên trong Ban biên soạn sách Họ Đồng như: TS. Đồng Xuân Thành, TS.Đồng Xuân Thụ, bà Đồng Thị Hồng Hoàn sẽ hoàn tất việc dự thảo đề cương cuốn sách trước ngày 10/10/2020 để trình thường trực Ban liên lạc lần cuối trước khi tiến hành triển khai. Ban liên lạc sẽ thu xếp về làm việc với Đại đức Đồng Minh Phúc, Trụ trì Chùa Ông trước ngày 30/10/2020. Ban liên lạc cũng sẽ sớm thành lập các tiểu ban, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng các thành viên ban liên lạc. Trung tướng Đồng Minh Tại mong muốn các thành viên Ban liên lạc hãy tích cực phát huy tinh thần đoàn kết, hết lòng vì dòng họ, để đồng tộc họ Đồng Việt Nam chúng ta trường tồn và phát triển.


            Giới thiệu về địa điểm tổ chức Đại hội và gặp mặt:

-Chùa Ông, thôn Bình Lương, xã Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên do Đại đức Đồng Minh Phúc trụ trì.

Cách Hà Nội 17km tại thôn Bình Lương, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên có một ngôi chùa cổ, gọi là chùa Ông, nơi phụng thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh, vua Lý Thần Tông và thờ Phật.

Chùa có tên chữ Hán là Bản Tịch tự, do phụng thờ Đại thánh Từ Đạo Hạnh tôn giả. Phật nhật hào quang, pháp luân chuyển mãi, bản tính tịch nhiên không hề lay động nên thế nhân lấy đó đặt là Bản Tịch. Còn tên Nôm gọi là chùa Ông, do nhân dân ta vẫn tôn xưng Đức thánh Từ Đạo Hạnh là Ông Thánh Láng nên mới gọi tên chùa như vậy.

 Theo thần phả của chùa chép lại bằng chữ Hán cho biết: Từ Đạo Hạnh là Thiền sư Từ Đạo Hạnh người làng Láng, xã Hoàn Long. Từng làm thầy cúng ở chùa Thiên Phúc thuộc núi Phật Tích. Vốn có trí học từ nhỏ, ông thi đỗ khoa Bạch Liên dùng phép thuật đánh Diên Thành Hầu. Sau muốn tìm cách báo thù cho cha, ông đã tìm đường sang Ấn Độ học đạo phật. Nhưng sau đó, do đường đi hiểm trở nên ông đã trở lại núi Phật Tích kết thành hội Bạch Liên, học thần thông ngũ giáo, hàng ngày tụng Đại Bi và niệm câu thần chúa Đa Na ri, đêm nào cũng tụng mười tám vạn lần mới đi ngủ. Đến khi đạo phép đã thành công mới làm lễ phật xin trở về báo thù cho cha.

 Sau khi trả thù được cho cha, dứt luyến hồng trần. Đạo Hạnh liền bỏ đi vân du các nơi. Thấy phong cảnh chùa Phật Tích núi Sài Sơn thanh u tĩnh mịch liền đến dựng am để tu hành.

Về sau Từ Đạo Hạnh suýt bị hại vì pháp sư Giác Nguyên, may ông được Sùng Hiền Hầu cứu thoát nạn. Ông cảm ơn ấy đầu thai làm con Sùng Hiền Hầu.

 Thời đó, vua Lý Nhân Tông ở ngôi đã lâu mà không có con để kế ngôi, nhà vua nhiều lần lập đàn tràng cầu trời phật phù hộ nhưng chưa được, ý cũng muốn nhận con nuôi để có người nối dõi.

  Sau đó do thấy con trai của Sùng Hiền Hầu mới lên 2 đã thông minh lanh lợi nên đã lập làm Hoàng Thái Tử. Đến năm 12 tuổi truyền ngôi và có tên là vua Lý Thần Tông.

Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ xưa của ngôi chùa mang kiến trúc nghệ thuật rất công phu và độc đáo. Chùa được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 2001. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý, mặt tiền hướng chính Nam, trên một khu đất cao ráo, rộng rãi thoáng mát khoảng 14.000m2, trong đó phần nội tự chiếm khoảng hơn 900m2 .

 Chùa Ông dưới thời Lê là nằm trên địa phận hai thôn Bình Lương, Lương Xá, xã Đình Loan, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An thuộc xứ Kinh Bắc. Năm Minh Mạng thứ 13 (1834) đổi thành tỉnh Bắc Ninh. Tới cuối đời Nguyễn mới gọi là huyện Văn Lâm thuộc tỉnh Hưng Yên.

 Chùa được bố trí hài hòa cân xứng theo kiểu chữ Tam bao gồm các hạng mục: Tiền đường, trung từ và hậu cung. Năm 1938, chùa được trùng tu, tôn tạo lại, kết cấu các vì theo kiểu chồng rường bào trơn có điểm hoa văn. Toàn bộ khung, cột của tòa nhà được làm bằng gỗ lim rắn chắc, kết hợp với kiến trúc cổ chạm khắc công phu tạo cho tòa tiền đường một thế vững chắc mang tính nghệ thuật cao.

Giữa tòa tiền đường là bức đại tự " Sài Vân uất thông" được làm thời nhà Nguyễn. Gian bên trái treo bức đại tự " Ngũ hoàng cực" được làm năm 1919.

Tòa trung từ thông với toà tiền đường có kiến trúc kiểu thượng rường hạ kẻ. Tòa hậu cung có cửa ngăn cách với tòa tiền đường và trung từ. Bên trong là 2 gian thờ Đức Thánh Từ Đạo Hạnh ngồi trong khám sơn son thếp vàng. Tượng ngồi trong tư thế tọa thiền, mắt mở, mặc áo phật, chân trái để lộ, hai tay đặt hờ để trên đùi, đầu đội mũ Pháp sư trong tướng đạo mạo oai vệ.

 Bước vào chùa trước làn khói tỏa hương tựa sương mờ, du khách sẽ có cảm giác như đang ở chốn hư vô của cõi phật, thoát khỏi cõi trần tục để hướng tới cái thiện cái tâm, cầu cho cuộc sống an lành, may mắn./.

 

TS.Đồng Xuân Thụ

Tổng thư ký Ban liên lạc họ Đồng Việt Nam

 

 Một số hình ảnh tại Hội nghị: